Có nhiều bé gái thích đá bóng là cơ sở khiến bóng đá nữ của Mỹ có thể phát triển bền vững, mà động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển này là phổ cập rộng rãi bóng đá sân trường. Theo huấn luyện viên trưởng đội Mỹ, rất nhiều cháu từ khoảng 6 tuổi bắt đầu đi tập tại Câu lạc bộ thể thao thanh thiếu niên. Sau khi lên Trung học, các cháu có thể gia nhập đội đại diện Trung học tham gia Giải vô địch Trung học. Lên Đại học, các cháu có thể tham gia Giải vô địch Đại học bóng đá toàn quốc Mỹ. Tại Mỹ, Giải vô địch bóng đá Đại học chia làm ba cấp bậc, có mấy trăm đội bóng Đại học tham gia. Trong đó, Giải hạng cao nhất có đội bóng của hơn 30 trường ̣Đại học tham gia, Giải hạng nhì có 75 đội bóng tham gia, Giải hạng ba có hơn 150 đội bóng tham gia. Ông Tô-ni Đi-xi-cô nói, Giải vô địch Đại học có lực thúc đẩy rất lớn đối với sự phát triển của bóng đá nữ Mỹ:
"Tại Mỹ, Giải vô địch bóng đá nữ Đại học là giải rất quan trọng, tất cả cầu thủ trong đội Mỹ này của tôi đều đến từ đội trường Đại học, Đại học rất tốt đối với sự phát triển của cầu thủ. Tôi nghĩ, đây là cách phát triển bóng đá tốt nhất, bởi vì bạn không những có thể học kiến thức văn hoá, còn có thể tiếp tục đá bóng, nâng cao kỹ thuật bóng đá, đây là một sự cân bằng rất tốt."
Trong đội bóng trẻ nữ Mỹ này, rất nhiều cầu thủ đều mang sách học đến Chi Lê, bởi vì trong họ có người cần chuẩn bị đi thi, có người cần viết luận văn, nhưng những cái đó đều không trở ngại họ chuyên tâm vào đá bóng. Ông Tô-ni Đi-xi-cô nói: "Mặc dù sẽ có vấn đề này nọ, nhưng tôi rất ủng hộ Giải vô địch bóng đá Đại học. Bởi vì phần lớn những người yêu thích bóng đá sẽ không trở thành cầu thủ nhà nghề, họ sẽ không lấy bóng đá làm nghề kiếm sống. Nhưng trong Giải vô địch bóng đá Đại học, họ một mặt có thể nâng cao kỹ thuật bóng đá, mặt khác có thể học tập khoá trình loại như kế toán, tài chính v.v. Cho dù họ cuối cùng không sao trở thành cầu thủ nhà nghề, họ cũng có thể làm những nghề có tương lai khác, bởi vậy đá bóng xưa nay đều không phải gánh nặng tại Mỹ."
Mỹ có nhiều cháu gái đá bóng, trong đó "tiếng tăm" nhất có lẽ là Ma-li-a Ô-ba-ma, con gái Tổng thống mới đắc cử Mỹ Ba-rắc Ô-ba-ma, Ma-li-a đá bóng trong Câu lạc bộ thanh thiếu niên địa phương Chi-ca-gô. Ông Tô-ni Đi-xi-cô cho rằng, điều này rất có lợi cho việc mở rộng bóng đá nữ Mỹ:
"Thực ra, tôi mong hai đứa con gái Tổng thống Ô-ba-ma đều có thể đá bóng, bởi vì điều này sẽ khiến bóng đá càng thịnh hành hơn. Nếu Tổng thống có thể đến xem thi đấu bóng đá nữ, sẽ rất tốt đối với bóng đá phát triển tại Mỹ." 1 2 |