Những thành tích kể trên đều liên quan đến việc Trung Quốc những năm qua không ngừng tăng thêm đầu tư về mặt sức khoẻ thân thể người dân. "Chương trình học sinh uống sữa" khởi động năm 2000 đã mang lại lợi ích cho 2 triệu học sinh. "Chương trình toàn dân rèn luyện sức khoẻ" triển khai từ năm 1995 đến nay, Trung Quốc cả thảy đã đầu tư hơn 6 triệu Nhân dân tệ. Bộ Giáo dục v.v còn đã khởi động "Phong trào thể thao ánh sáng trăm triệu học sinh thanh thiếu niên Trung Quốc", dự định trong ba năm, khiến 85% học sinh mỗi ngày có thể tập luyện một tiếng đồng hồ, nâng cao hơn nữa trình độ sức khoẻ.
Ông Dương Hiểu Quang, Phó chủ tịch Hội nghiên cứu dinh dưỡng Trung Quốc từng phụ trách chủ trì điều tra dinh dưỡng Trung Quốc năm 2002, tiến hành sự thống kê lượng hoá hơn đối với sự thay đổi tố chất thể lực người dân Trung Quốc. Ông cho rằng, lượng hấp thu thực phẩm động vật như thịt, trứng v.v và thực phẩm toàn dinh dưỡng như sữa bò v.v tăng lên, là nguyên nhân quan trọng nhất khiến chiều cao người dân tăng lên:
"Theo đà cải cách mở cửa, mức sống chúng ta nâng cao, thức ăn của mọi người ngày càng phong phú. Những thực phẩm giá trị dinh dưỡng cao như thịt, sữa đã rất thường thấy trên bàn ăn. Nên tố chất thể lực của thanh thiếu niên nhi đồng chúng ta có sự cải thiện rõ rệt."
Trung Quốc là một nước nông nghiệp lớn, tố chất thể lực đông đảo nông dân có được tăng cường hay không, là tiêu chuẩn quan trọng kiểm nghiệm tố chất thể lực người dân Trung Quốc. Kể từ năm 2007, chính phủ Trung Quốc đã lần lượt đầu tư 3 tỉ Nhân dân tệ, xây dựng nơi rèn luyện sức khoẻ cho 100 nghìn thôn hành chính. Việc này sẽ mang lại lợi ích cho 150 triệu nông dân. Hơn nữa, để hoạt động nông dân rèn luyện sức khoẻ có tính tổ chức và quy mô hơn, kể từ năm 1988, Trung Quốc đã tổ chức Đại hội thể thao nông dân lần thứ nhất. Trong 20 năm sau đó, phong trào thể thao nông dân Trung Quốc đã bước vào giai đoạn phát triển có trật tự. Bất kể là tổ chức giải, hay xây dựng công trình, đều đã giành được thành tích nổi bật. Hiện nay 31 tỉnh, thành, khu tự trị nội địa Trung Quốc đều đã thành lập Hiệp hội thể thao nông dân, 70% thành phố cấp địa khu, 60% số huyện đều đã thành lập Hiệp hội thể thao nông dân. Tại các hương trấn Trung Quốc, có hơn 20 nghìn tổ chức thể thao nông dân, chiếm khoảng 70% tổng số hương trấn, cơ cấu tổ chức đã từng bước hình thành mạng lưới. Tổng Thư ký Hiệp hội thể thao nông dân Trung Quốc Vương Phúc Lai khi trả lời phóng viên nói, tổ chức Đại hội thể thao nông dân, đã thúc đẩy sự tăng cường tố chất thể lực nông dân và triển khai sôi nổi phong trào thể thao nông thôn Trung Quốc:
"Kinh tế nông thôn đã phát triển, điều kiện sống của đông đảo nông dân đã cải thiện, Đại hội thể thao nông dân sinh ra đúng thời, Đại hội thể thao nông dân đã dẫn dắt sự triển khai hoạt động rèn luyện sức khoẻ của quần chúng nông dân."
Theo số liệu thống kê điều tra dân số Trung Quốc năm 1978, tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc nam giới là 66,9 tuổi, phụ nữ là 69 tuổi. Hiện nay, tuổi thọ trung bình của người Trung Quốc là 71,8 tuổi, đạt mức các nước phát triển trung bình. Có thể nói, cùng với việc cải tiến dinh dưỡng bữa ăn và nâng cao tính khoa học tập luyện, tuổi thọ trung bình của người trung niên và cao tuổi Trung Quốc đã được kéo dài. Ông Cao Tiểu Tùng, nhà ở Bắc Kinh đã nghỉ hưu. Ông nói với phóng viên, sau khi nghỉ hưu, ông kiên trì tập luyện buổi sáng, đi bộ lên cầu thang lên xuống gác, đã cai thuốc lá hút mấy chục năm, cảm thấy ngày càng trẻ ra:
"Tôi thấy sau khi nghỉ hưu người ngày càng khoẻ ra. Thực ra điều quan trọng là có thói quen sinh hoạt tốt và tập luyện thích đáng. Bây giờ cuộc sống ngày càng tốt, có sức khoẻ mới có thể hưởng thụ cuộc sống. Chung cư chúng tôi có rất nhiều người như tôi sáng nào cũng tập luyện, quả thực tố chất thể lực đã được tăng cường." 1 2 |