Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thế vận hội bị tẩy chay và Thế vận hội thương mại hóa có doanh thu đầu tiên
   2008-10-08 15:21:22    Xin Hua

Ô-lim-pích năm 1980 diễn ra tại Mát-xcơ-va

Trước Tết Nguyên đán năm 1979, 80 nghìn quân Liên Xô đã thâm nhập vào nước láng giềng Áp-ga-ni-xtan, các nước phương Tây đòi Liên Xô rút quân khỏi Áp-ga-ni-xtan, bằng không sẽ tẩy chay Thế vận hội Ô-lim-pích năm 1980 diễn ra tại Mát-xcơ-va. Tổng thống Mỹ Ca-tơ đã cử vua Quyền anh A-li làm thuyết khách đi thuyết phục các nước có cùng màu da ở lục địa châu Phi tẩy chay Ô-lim-pích Mát-xcơ-va, thế nhưng A-li đã thay ngựa giữa dòng, quay ngoắt 180 độ, ủng hộ các nước châu Phi không tẩy chay Ô-lim-pích Mát-xcơ-va, làm cho Tổng thống Ca-tơ khóc dở mếu dở.

Các nước mạnh về thể thao như Mỹ, Tây Đức, Nhật Bản và hơn 30 nước khác đã tẩy chay Ô-lim-pích Mát-xcơ-va, trong đó có Trung Quốc vốn dự định tham gia trở lại đại gia đình Ô-lim-pích.

Liên Xô đã chi xấp xỉ 9 tỷ USD cho việc đăng cai Ô-lim-pích, để lại ấn tượng sâu sắc cho vận động viên, giới truyền thông các nước cũng như khán giả truyền hình toàn cầu. Tuy nhiên, do sự tẩy chay của phương Tây và các nước khác, doanh thu của Ô-lim-pích Mát-xcơ-va giảm mạnh. Khoản chi phí 9 tỷ USD đã làm tăng thêm gánh nặng cho thường dân Liên Xô. Mặc dù bị Mỹ, Trung Quốc và các nước tẩy chay, nhưng cơ sở, thiết bị, dịch vụ cũng như các công tác khác của Ô-lim-pích Mát-xcơ-va có thể nói là rất hoàn hảo, tạo điều kiện có lợi cho vận động viên các nước lập thành tích tốt.

Ô-lim-pích Lốt An-giơ-lét

Để trả đũa Mỹ tẩy chay Ô-lim-pích Mát-xcơ-va, Liên Xô và một số nước cũng quyết định tẩy chay Ô-lim-pích Lốt An-giơ-lét. Lốt An-giơ-lét là thành phố hai lần tổ chức Ô-lim-pích mà không phải là Thủ đô đầu tiên trên thế giới.

Trung Quốc đã lần đầu tiên kể từ năm 1952 cử Đoàn tham gia Ô-lim-pích lần này. Sau loạt đạn cuối cùng, xạ thủ Trung Quốc Hứa Hải Phong đã giành tấm huy chương vàng Ô-lim-pích đầu tiên cho dân tộc Trung Hoa. Cờ đỏ 5 sao của Trung Quốc cũng lần đầu tiên phấp phới trên đấu trường Ô-lim-pích, Đoàn Trung Quốc cả thảy giành được 15 HCV tại Thế vận hội lần này.

Kể từ Thế vận hội diễn ra ở thành phố Mê-hi-cô năm 1968 đến các Thế vận hội có chữ cái đầu tiên là M đều đã xảy ra những vụ việc chết người, thua lỗ và bị tẩy chay, làm cho nhiệt tình đăng cai Ô-lim-pích của các nước giảm sút, có rất nhiều người ở thành phố Lốt An-giơ-lét chủ trương từ bỏ quyền đăng cai. Trước tình hình này, thành phố Lốt An-giơ-lét đã chỉ định thương gia Uê-bơ-rốt 38 tuổi, phụ trách công tác trù bị. Với tinh thần mạnh dạn sáng tạo, Uê-bơ-rốt đã áp dụng biện pháp thương mại hóa để tổ chức Ô-lim-pích, vừa tổ chức một cách sôi động lại có thể thu một khoản lợi nhuận kếch sù.

Uê-bơ-rốt đã động viên người dân Lốt An-giơ-lét tổ chức thành các đội phục vụ tình nguyện, phục vụ cho vận động viên các nước và các cuộc thi đấu; tận dụng các cơ sở thể thao sẵn có của thành phố, tận khả năng không xây dựng thêm các cơ sở mới; bằng mọi cách kêu gọi các công ty lớn tài trợ; bán quyền truyền hình với giá cao; giảm thiểu số vé tặng biếu, tăng thêm nguồn thu từ bán vé; tất cả mọi người đều có thể tham gia rước đuốc, nhưng phải trả 1000 USD cho mỗi chặng rước đuốc tiếp sức trên quãng đường dài 1000 mét. Sau Thế vận hội Lốt An-giơ-lét, các bên liên quan của Mỹ đã tranh cãi hằng hai năm trời về cách chia lợi nhuận vài trăm triệu đô-la.