Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  10 huấn luyện viên nổi tiếng trên đấu trường Ô-lim-pích Bắc Kinh--1
   2008-10-08 14:45:13    Xin Hua
Trong giờ phút các nhà vô địch Ô-lim-pích bước lên bục nhận huy chương, ít ai chú ý đến người gần gũi với nhà vô địch nhất, đó là huấn luyện viên. Lặng lẽ đứng đằng sau các nhà vô địch, chính sự đọ sức giữa các huấn luyện viên nổi tiếng sau đây mới khiến cho đấu trường Ô-lim-pích quyết liệt và hấp dẫn như vậy.

Huấn luyện viên Bowman: thầy nghiêm trò giỏi

Phelps lần đầu tiên gặp huấn luyện viên của mình--Bowman vào năm 11 tuổi, nhưng đứa trẻ với dáng người hơi đặc biệt này đã thu hút sự chú ý của ông Bowman, tăng cường thể lực phi thường của Phelps trở thành mục tiêu theo đuổi suốt đời của Bowman. Đối mặt với trẻ em hiếu động không biết mệt mỏi, Bowman không ngừng tăng khối lượng tập luyện cho Phelps, kể cả tết Giáng sinh cũng không cho nghỉ, mặt khác, nhằm giảm bớt áp lực cho Phepls, Bowman còn "truyền" cả sở thích âm nhạc của mình cho vận động viên thiên tài này.

Glen Mills: động cơ của người chạy nhanh nhất hành tinh

Thời niên thiếu Bolt rất ham mê các cuộc liên hoan khiêu vũ. Mãi đến bốn năm trước, Bolt mới gặp được một huấn luyện viên lý tưởng----Glen Mills, ông khiến Bolt lấy lại lòng tin và giành được thành tích huy hoàng hiện nay.

Đối với việc tham gia hai nội dung chạy 100 mét và 200 mét tại Ô-lim-pích Bắc Kinh, là huấn luyện viên, ông Mills lúc đầu cũng có chút lo lắng, nhưng sau khi làm rõ nguyên nhân tham gia thi đấu của Bolt thật sự không phải vì thành tích, ông Mills cuối cùng đưa ra một quyết định vĩ đại, đồng ý học trò cưng của mình tham gia ba nội dung thi đấu, như vậy mới có ba kỷ lục thế giới mới của Bolt.

Lang Bình: nhà chỉ huy Đội tuyển bóng chuyền nữ Mỹ

Năm 2005, khi Lang Bình chính thức tiếp nhận đội bóng chuyền này, Đội bóng chuyền Mỹ còn ở trong thời kỳ giáp hạt, đội ngũ không được hoàn chỉnh, nhưng đến năm 2007, Đội Mỹ lại đánh bại các đội Bra-xin, Cu-ba v.v. một cách thần kỳ, giành được tấm vé tham gia Ô-lim-pích. Năm 2008, dưới sự dẫn dắt của bà, Đội tuyển Mỹ rời rạc này bùng phát sức gắn bó chưa từng có, một lần nữa lọt vào chung kết Ô-lim-pích sau 24 năm.

Lưu Vĩnh Phúc: huấn luyện viên nổi tiếng, huấn luyện viên có phúc

Vì trong tên có một chữ Phúc, huấn luyện viên Đội giu-đô Trung Quốc Lưu Vĩnh Phúc được gọi là "huấn luyện viên có phúc", học trò Lý Trung Vân, Trang Hiếu Nham, Tôn Phúc Minh, Viên Hoa lần lượt giành huy chương vàng tại Ô-lim-pích năm 1988, 1992, 1996, 2000. Trước ngày khai mạc Ô-lim-pích Bắc Kinh, ông Lưu Vĩnh Phúc từng nói một cách chắc chắn rằng nếu có một tấm huy chương vàng thì chắc chắn thuộc về Dương Tú Lệ, quả nhiên, ông nói như đinh đóng cột, Dương Tú Lệ đã chứng minh năng lực của mình trên đấu trường Ô-lim-pích.

Đồng Huy, người cha của Đội nhảy cầu Ô-xtrây-li-a

Trên đấu trường Ô-lim-pích A-ten bốn năm trước, Newbery của Đội Ô-xtrây-li-a đã chiến thắng các vận động viên nổi tiếng Trung Quốc Lao Lệ Thơ trong nội dung nhảy cầu 10 mét nữ, lấy lại tấm huy chương vàng cho Đội Ô-xtrây-li-a sau 80 năm. Trên đấu trường Ô-lim-pích Bắc Kinh năm 2008, Mathew của Đội Ô-xtrây-li-a lại đoạt huy chương vàng từ tay đội nhảy cầu mộng mơ Trung Quốc, huấn luyện viên trưởng người Trung Quốc của Đội Ô-xtrây-li-a thật sự xứng đáng với tên gọi "người cha của Đội nhảy cầu Ô-xtrây-li-a".