Huấn luyện viên trưởng Ta-uy-chua nói, đối với Pa-nôm, có giành được huy chương tại Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh hay không, đã không phải là việc quan trọng nhất, vì anh tham dự thi đấu không phải vì huy chương và tiền thưởng, chỉ vì anh thích thể thao, thích bơi lội.
"Từ tập luyện của Pa-nôm có thể thấy, anh cơ bản giữ được trạng thái tốt đẹp. Chúng tôi không mong anh giành được huy chương vàng. Chỉ mong anh có thể đột phá giới hạn của cơ thể, nâng cao hơn nữa thành tích thi đấu. Bởi vì tôi thấy Trung Quốc có vận động viên rất trẻ, U-crai-na cũng có một vận động viên ưu tú, vận động viên của chúng tôi tuổi đã khá lớn, sức khoẻ có thể kém một chút."
Tối ngày 8 tháng 9, trong trận chung kết nội dung bơi ếch 100m nam hạng SB11 diễn ra tại "Khối nước", Pa-nôm đã xếp thứ 7 với thành tích 1 phút 18 giây 91, không giành được huy chương. Sau trận đấu, Pa-nôm không tỏ ra buồn chán. Anh nói với phóng viên, thành tích thi đấu của mình không bằng trước đây, bởi vì theo đà tuổi tác tăng lên, sức khoẻ đã giảm xuống, anh đã 39 tuổi, được vào trận chung kết đã rất hài lòng rồi. Pa-nôm nói, thêm bốn năm nữa, sức khoẻ của anh sẽ kém hơn nữa, bởi vậy anh không định tham dự Pa-ra-lim-pích Luân Đôn nữa. Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh, tức là sân khấu mình ra đáp lễ khán giả. Pa-nôm nói:
"Tôi về nghỉ thôi. Không những xét từ tình hình sức khoẻ, hay xét về mặt trách nhiệm, đã đến lúc phải về nghỉ rồi. Tôi đã lần thứ hai đến Bắc Kinh, tôi có cảm giác rất tốt, rất có cảm tình đối với Bắc Kinh. 14 năm trước tôi đến nơi đây, hôm nay đáp lễ khán giả, đánh dấu chấm tại nơi đây, rất tốt. Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh xuất sắc hơn bất cứ Pa-ra-lim-pích nào trước đây. Bể bơi, nơi ở đều rất hiện đại, ăn uống cũng rất tốt, người tình nguyện rất nhiều, phục vụ rất tốt, tuy tôi không nhìn thấy, nhưng từ cảm giác của một người khiếm thị, tôi thấy sự phát triển của Bắc Kinh thay đổi rất lớn, nơi ở lần trước kém hơn nhiều so với bây giờ, nơi ở bây giờ có môi trường khoa học công nghệ cao, có thể cảm nhận thấy sự coi trọng của chính phủ Trung Quốc về mặt chiếu cố người khuyết tật và phát triển sự nghiệp người khuyết tật."
Huấn luyện viên Ta-uy-chua nói, Pa-nôm là một người có tinh thần trách nhiệm cao, anh luôn giúp đỡ những người khuyết tật khác. Anh hiện là Chủ tịch một Hội bơi lội người khiếm thị, mục đích thành lập Hội bơi lội này, là để giúp đỡ vận động viên người khiếm thị. Nhà ai có khó khăn, con cái nhà nào chưa có học phí, Hội này đều giúp đỡ. Hoặc là có vận động viên người khiếm thị nào cần tiền để tập luyện, cũng sẽ được giúp đỡ. Tiền của Hội, chủ yếu đến từ một số tiền thưởng của vận động viên giành được huy chương, Hội này tương tự như một ngân hàng, cho anh vay trước để dùng, khi nào có thì trả lại, đã giúp đỡ một số vận động viên người khiếm thị ở mức độ nhất định, phạm vi nhất định. Pa-nôm mong, mình có thể giúp đỡ người khuyết tật, phát triển sự nghiệp thể thao người khuyết tật trong khả năng có thể của mình:
"Tôi sẽ dốc sức dạy học, quản lý tốt công việc của mình, lựa chọn, huấn luyện vận động viên mới, nhất là các em khuyết tật mắt có khiếm khuyết, để chúng học bơi lội, được đi học, mong kinh nghiệm của tôi có thể truyền lại cho thế hệ mới, để chúng biết làm vận động viên như thế nào, làm thế nào làm tốt vận động viên." 1 2 |