Nghe Online
Trong các vị khách quốc tế đến dự Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh, thì "Thị trưởng xe lăn tay" Ca-na-đa Xam Xu-li-van rất được mọi người chú ý. Vị Thị trưởng Van-cu-vơ bị liệt cả chân tay, chỉ có thể ngồi trên xe lăn điện đi lại này, bất kể đi đến đâu, đều mỉm nụ cười, dùng sự vui vẻ của ông mang lại niềm vui cho mỗi người có mặt tại hiện trường. Mới đây, Thị trưởng Xu-li-van, 48 tuổi, đã trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài chúng tôi.
Ngoài xem thi đấu Pa-ra-lim-pích Bắc Kinh, là Thị trưởng thành phố Van-cu-vơ, nơi tổ chức Thế vận hội và Thế vận hội người khuyết tật mùa đông năm 2010 và là người có đóng góp xuất sắc cho sự nghiệp người khuyết tật, ông Xu-li-van còn là người tham gia rước đuốc tại thành phố Bắc Kinh Pa-ra-lim-pích lần này. Ngay cả ông Xu-li-van cũng không ngờ rằng, tuy là người Ca-na-đa, nhưng tại Trung Quốc có rất nhiều người biết đến ông:
"Tôi rất kinh ngạc, ngay cả người dân đi trên đường phố Bắc Kinh thấy tôi cũng nói: 'Ôi, Thị trưởng Van-cu-vơ', thực ra thì, tôi đã đi nhiều nơi tại Trung Quốc, mọi người đều nhận ra tôi. Họ đều đến chụp ảnh chung với tôi, điều này tôi quả là không ngờ tới."
Năm 19 tuổi, ông Xu-li-van bị gãy xương cổ trong một tai nạn trượt tuyết, bị liệt cả chân tay. Trong mấy năm đầu bị liệt, ông tinh thần sa sút, thậm chí có lúc muốn nghĩ đến cái chết. Thật sự khiến ông Xu-li-van thoát khỏi bóng đen của đời người, là thể thao.
"Tôi cho rằng bước ngoặt thật sự trong cuộc đời tôi là sau khi tôi tham gia môn 'bóng bầu dục xe lăn tay'. Tuy tôi xoay người rất khó khăn, chơi không hay lắm, nhưng tôi đã tham dự, tôi còn được tham dự vào môn thể thao lành mạnh, điều này quả thực đã thay đổi thái độ của tôi đối với cuộc sống."
Ông Xu-li-van sau khi tham dự môn thể thao người khuyết tất quyết định bắt đầu cuộc sống mới của mình.
"Rất lạ, tôi đột nhiên cảm thấy nhẹ nhõm rất nhiều. Tôi lại có thể tự do sinh sống, lập nên tương lai của tôi. Tôi quyết định đặt mục tiêu cho đời người. Tôi đã viết những việc mình phải làm lên giấy, sau đó đi thực hiện từng việc một."
Ông Xu-li-van đã đặt mục tiêu đời người đầu tiên cho mình, tức là học biết cách tự mình xỏ tất, xỏ giầy. Từ đó về sau, ông từng bước thực hiện mục tiêu của mình: Chịu khó học tập trở thành Thạc sĩ quản lý công thương; xây dựng nhiều đoàn thể giúp đỡ người khuyết tật không kiếm lời, phục vụ cho người khuyết tật; để cuộc sống người khuyết tật thuận tiện hơn, ông còn đã phát minh nhiều thiết bị hỗ trợ người khuyết tật, trong đó bao gồm một thuyền ca nô có thể để người liệt cả chân tay lái. Để tuyên dương những đóng góp nổi bật của ông trong sự nghiệp người khuyết tật, chính phủ Ca-na-đa đã trao tặng ông "Huân chương Ca-na-đa", vinh dự cao nhất của công dân.
"Nhiều năm nay, tôi luôn làm như vậy. Không ngừng đặt mục tiêu, không ngừng thực hiện mục tiêu, rút cuộc có một ngày, tôi phát hiện mình đã làm Thị trưởng Van-cu-vơ."
1 2 |