Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Các kỳ Pa-ra-lim-pích-1
   2008-08-27 15:07:39    cri
Thế vận hội dành cho người khuyết tật năm 1968 Ten A-vít

Lễ khai mạc của Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này diễn ra tại Sân vận động của trường Đại học Hê-brơ Giê-ru-xa-lem ngày 4 tháng 11 năm 1968, có hơn 10 nghìn khán giả có mặt tại hiện trường. Phó Thủ tướng I-xra-en tuyên bố Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này khai mạc, cả thảy có 750 vận động viên đến từ 29 nước tham gia.

Quy mô thi đấu của Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này có sự phát triển khá lớn. Một số môn thi đấu mới được đưa vào Thế vận hội dành cho người khuyết tật. Tất cả có 9 môn thi đấu như Điền kinh, Bóng rổ, bắn cung, đấu kiếm, Bóng Bô-linh trên cỏ, Bi-a, bóng bàn, bơi lội và cử tạ.

Vận động viên 25 tuổi đến từ I-ta-li-a Roberto Marson trở thành vận động viên xuất sắc nhất tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này. Anh đã tham gia môn bơi lội và đấu kiếm, và tất cả đã giành được 9 tấm huy chương vàng, trong đó có 3 tấm huy chương vàng môn Điền kinh, 3 tấm huy chương vàng môn bơi lội và 3 tấm huy chương vàng môn đấu kiếm.

Lễ bế mạc của Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này diễn ra tại Ten A-vít chiều 13 tháng 11.

Thế vận hội dành cho người khuyết tật năm 1976 Tô-rôn-tô

Cả thảy có 1657 vận động viên đến từ 40 nước trong đó có 253 nữ vận động viên đã tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật diễn ra tại Tô-rôn-tô Ca-na-đa năm 1976. Do Nam Phi đã tham gia Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này, một số nước quyết định rút khỏi Thế vận hội. Đồng thời, trong lịch sử Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần đầu tiên có vận động viên cụt tay chân và vận động viên khiếm thị tham gia thi đấu.

Công tác tổ chức của Thế vận hội dành cho người khuyết tật lần này trở thành càng phức tạp hơn. Ngoài ra, việc cung cấp ăn ở cho các vận động viên khuyết tật cũng mang lại thách thức mới cho Ban tổ chức. Những điều này đã nói lên, cùng với sự phát triển của Thế vận hội dành cho người khuyết tật, rất cần thiết thành lập một cơ quan quốc tế để giám sát và tổ chức Thế vận hội dành cho người khuyết tật, để điều phối công tác giữa Ban tổ chức của nước đăng cai và các Liên đoàn thể thao quốc tế.

Tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này, truyền hình cũng lần đầu tiên đưa tin về thi đấu tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật, Đài truyền hình địa phương mỗi ngày truyền phát tín hiệu chương trình truyền hình cho hơn 600 nghìn khán giả tại khu vực miền nam bang Ontario. Lễ khai mạc Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này được diễn ra trong tiếng hoan hô của 24 nghìn khán giả ngày 3 tháng 8. Lễ bế mạc được diễn ra ngày 11 tháng 8 tại Sân vận động công viên kỷ niệm một trăm năm, với sự chứng kiến của 5000 khán giả, Thế vận hội giành cho người khuyết tật kỳ này kết thúc tốt đẹp.

Thế vận hội dành cho người khuyết tật năm 1980 Arnhem Hà Lan

Ban tổ chức Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này vốn định tổ chức Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này với Ô-lim-pích năm đó tại cùng một thành phố, vì vậy, kể từ năm 1976, Ban tổ chức đã tiếp xúc với Bộ Thể thao Liên Xô cũ, nước đăng cai Ô-lim-pích năm 1980, để xác địch họ muốn tổ chức Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này hay không. Sau khi không nhận được tin phúc đáp tích cực, Hà Lan đã được quyền đăng cai thông qua Hiệp hội Thể thao người khuyết tật Hà Lan, trở thành nước đăng cai Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này. Để trù bị Đại hội thể thao lần này, năm 1977, Ban tổ chức Thế vận hội dành cho người khuyết tật đã thành lập một Quỹ riêng để tài trợ tổ chức Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này.

Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này diễn ra tại Trung tâm thể thao quốc gia Papendal của Arnhem, Đài truyền hình công cộng địa phương còn mở một chương trình riêng cho Thế vận hội kỳ này để giúp đỡ Ban tổ chức huy động vốn. Lễ khai mạc của Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này diễn ra tại Sân vận động Papendal ngày 21 tháng 6, cả thảy có 12 nghìn người tham gia lễ khai mạc. Công chúa Margaret tuyên bố Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này chính thức khai mạc. Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này đã thu hút 1973 vận động viên đến từ 42 nước tham gia.

Tại Thế vận hội dành cho người khuyết tật kỳ này, vận động viên Niu Di-lân Neroli Fairhall rất xuất sắc và cũng được tham gia Thế vận hội Lốt An-giơ-lét Mỹ 4 năm sau.

Thế vận hội giành cho người khuyết tật Arnhem đã tăng cường sự phối hợp giữa bốn đoàn thể thể thao người khuyết tật , đồng thời thành lập Ủy ban điều phối quốc tế Phong trào Thể thao người khuyết tật (ICC). Đến cuối thập niên 80 thế kỷ 20, Ủy ban Pa-ra-lim-pích quốc tế (IPC) trở thành cơ quan quản lý chính thức của Thế vận hội dành cho người khuyết tật.