Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Đại hội Thể thao Ô-lim-pích Luân Đôn thúc đẩy phong trào Ô-lim-pích phát triển
   2008-07-09 17:32:40    CRIonline
Năm 1908 cách đây vừa tròn 100 năm, Luân Đôn Anh đã đăng cai Đại hội Thể thao Ô-lim-pích lần thứ 4. Năm 1948, Luân Đôn lại đăng cai Đại hội Thể thao Ô-lim-pích lần thứ 14. Mặc dù hai Thế vận hội này đã diễn ra cách đây rất lâu, nhưng ảnh hưởng của cả hai Thế vận hội đối với Ô-lim-pích hiện đại lại rất sâu xa.

Ngày 13 tháng 7 năm 1908, Thế vận hội lần thứ 4 đã khai mạc tại Luân Đôn. Mặc dù sương mù bao phủ dày đặc, mưa liên tục, nhưng lễ khai mạc vẫn thu hút đông đảo khán giả Anh tham gia. Nhắc đến việc tổ chức Thế vận hội kỳ này, Giám đốc điều hành đương nhiệm Ủy ban Ô-lim-pích Anh Clegg cho biết, Luân Đôn tổ chức Thế vận hội trong bối cảnh rất vội vã. Vì núi lửa đột nhiên bùng phát ở I-ta-li-a, nước đăng cai ban đầu Thế vận hội này, Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế tìm đến Luân Đôn, mong Luân Đôn thay thế tổ chức Thế vận hội lần này.

Chính vì vậy, Luân Đôn lần đầu tiên trở thành thành phố đăng cai Thế vận hội một cách bất ngờ. Mặc dù thời gian gấp rút, nhưng Luân Đôn không những tổ chức thành công Thế vận hội lần này, mà còn mở ra rất nhiều tiền lệ cho Ô-lim-pích hiện đại. Ông Clegg cho biết, Thế vận hội này lần đầu tiên quy định, tại lễ khai mạc các đoàn thể thao phải mặc đồng phục và tiến vào sân diễu hành với quốc kỳ nước mình đi đầu.

Thế vận hội lần thứ 4 đã thu hút sự tham gia của hơn 2000 vận động viên đến từ 22 nước, nhiều hơn tổng số vận động viên của ba kỳ Thế vận hội trước đó. Nước chủ nhà Anh đã cử một đoàn thể thao đồ sộ nhất gồm có 710 thành viên. Tại Thế vận hội lần này, bắt đầu quy phạm hóa huy chương Ô-lim-pích, kiểu dáng tiêu chuẩn của huy chương là mặt chính sử dụng đồ án thống nhất của Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế, mặt sau do nước đăng cai thiết kế để làm nổi bật vị thế và vai trò của Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế, thể hiện đặc sắc của nước đăng cai.

Nhiều chế độ xây dựng tại Thế vận hội Luân Đôn năm 1908 được sử dụng cho đến hiện nay, chẳng hạn như sửa lại đơn vị đo lường chiều dài thành đơn vị đo lường quốc tế, quy định nghiêm ngặt tư cách của tuyển thủ tham gia thi đấu v.v. Cự ly của môn ma-ra-tông hiện nay cũng được quy định tại Thế vận hội lần này.

Sau 40 năm, năm 1948, tuyển thủ các nước trên thế giới một lần nữa hội tụ tại Thế vận hội lần thứ 14 tổ chức tại Luân Đôn. Đây là Thế vận hội đầu tiên sau 12 năm bị gián đoạn bởi Chiến tranh thế giới lần thứ hai, tượng trưng cho khởi điểm mới của phong trào Ô-lim-pích. Người dân đã nếm trải khổ đau mất đi người thân và quê nhà bị tàn phá trong chiến tranh kéo dài, nhưng cuối cùng đã chờ được Thế vận hội tượng trưng cho hòa bình và hữu nghị.

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, nhiều nước thoát khỏi ách thống trị thực dân mới thành lập cũng lần lượt được mời tham gia ngày hội Ô-lim-pích năm 1948, có tới 59 nước và khu vực tới tham gia, đây cũng là con số phá kỷ lục lúc bấy giờ. Còn số vận động viên thì vượt quá 4000 người.

Khách quan mà nói, cuộc chiến tranh đã tác động rất lớn đối với cả thế giới, nhiều nước bận bịu với công tác khắc phục hậu quả về mọi mặt, không có tiền để đầu tư cho sự nghiệp thể thao, thành tích thi đấu của Thế vận hội kỳ này không xuất sắc: tất cả đã phá 4 kỷ lục thế giới, còn tại môn điền kinh không phá một kỷ lục thế giới nào, đây là điều chưa từng có trong lịch sử Ô-lim-pích. Là nước chủ nhà, Anh cũng chỉ đoạt được 3 huy chương vàng tại Thế vận hội lần này.

Mặc dù vậy, nhiều cái đầu tiên mà hai Thế vận hội Luân Đôn đã để lại cho thế giới đến nay vẫn còn giá trị, trở thành nội dung và hình thức cố định của Ô-lim-pích hiện đại. Nhất là vào năm 1948, Ô-lim-pích lần đầu tiên được truyền hình tại chỗ, tinh thần và lý tưởng Ô-lim-pích được càng nhiều người biết đến. Cho dù kỹ thuật lạc hậu, hai kỳ Thế vận hội này không thể so sánh với các kỳ Thế vận hội hiện nay, nhưng di sản Ô-lim-pích cũng như vai trò tích cực kế thừa cái trước mở ra cái mới trong việc thúc đẩy phong trào Ô-lim-pích phát triển mà hai Thế vận hội Luân Đôn đã để lại sẽ sống mãi với thời gian.