Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tinh hoa của Thế vận hội Xít-ni năm 2000
   2008-06-25 15:52:55    Xin Hua

Đại hội thể thao Ô-lim-pích Xít-ni năm 2000 đến nay vẫn là đại hội thể thao lớn nhất, cả thảy có 10.651 tuyển thủ tham gia thi đấu 300 nội dung. Tạm thời không bàn đến quy mô của đại hội thể thao lần này, chỉ riêng về công tác tổ chức tuyệt vời của Xít-ni đã khiến người ta lại dấy lên niềm tin đối với thể thao Ô-lim-pích. Vận động viên Fischer đoạt được hai tấm huy chương vàng tại nội dung xuồng ca-i-ắc, trở thành nữ vận động viên đầu tiên giành được huy chương Ô-lim-pích trong vòng 20 năm. Ryoko Tamura, tuyển thủ Giu-đô Nhật Bản từng thua trong trận chung kết hai kỳ Thế vận hội Barcelona và Thế vận hội Atlanta, đã lấy lại khí thế tại Thế vận hội Xít-ni, giành được huy chương vàng. Redgrave trở thành vận động viên đầu tiên liên tiếp giành được huy chương vàng môn đua xuồng tại 5 kỳ Thế vận hội. Đội bóng chày Mỹ trở thành nhà vô địch với hình ảnh thi đấu khiến mọi người xúc động, họ đánh bại tất cả đối thủ trong tình hình bị thua cả ba trận liền.

Cathy Freeman thắng lợi trong trận chung kết môn chạy nội dung 400 mét

Vận động viên điền kinh nổi tiếng Ô-xtrây-li-a người vinh dự thắp sáng bồn lửa thiêng tại lễ khai mạc Ô-lim-pích, chị đã đại diện cho những người mong muốn người dân da trắng và người bản xứ hội nhập với nhau, cũng là niềm hy vọng giành huy chương của người bản xứ. 10 ngày sau, Freeman tham gia nội dung chạy 400 mét và giành huy chương vàng với ưu thế rõ rệt trước sự vui mừng xúc động của khán giả.

Anh hùng 17 tuổi

Vận động viên bơi lội nổi tiếng Ô-xtrây-li-a Ian Thorpe không những giành được huy chương vàng tại nội dung 400 mét tự do nam, mà còn phá kỷ lục thế giới của mình, sau đó lại chiến thắng tại nội dung bơi tiếp sức 4x100 mét tự do nam, đồng thời một lần nữa giành được huy chương vàng tại nội dung 4x200 mét tự do nam, ngoài ra còn đoạt được một tấm huy chương bạc tại nội dung 200 mét tự do nam.

Đouillet một lần nữa trở thành nhà vô địch

Vận động viên Giu-đô Pháp Douillet từng lo lắng mình không thể đi đến đỉnh cao thể thao nữa, bởi vì do chấn thương ở vai và lưng nghiêm trọng khiến anh buộc phải rời khỏi đấu trường hơn một năm, nhưng anh lại chiến thắng vận động viên Shinichi Shinohara Nhật Bản trong trận chung kết quan trọng, liên tục đoạt được huy chương vàng trong hai kỳ Thế vận hội.

Sự kiện quan trọng

Tại lễ khai mạc Ô-lim-pích Xít-ni, đoàn đại biểu thể thao Hàn Quốc và Triều Tiên cùng bước vào sân trong một màu cờ sắc áo, đây là lần đầu tiên xuất hiện tình hình như vậy kể từ khi hai nước cắt đứt quan hệ ngoại giao sau cuộc chiến Triều Tiên thập niên 50 thế kỷ trước, là một sự kiện hết sức to lớn.

Có một số điểm có thể chứng minh Ban Tổ chức đã chấp nhận thân phận của người bản xứ Ô-xtrây-li-a, và cho phép họ xuất hiện trước công chúng. Người rước đuốc đầu tiên là vận động viên điền kinh người bản xứ Freeman, văn hóa người bản xứ cũng là nguyên tố quan trọng tại lễ khai mạc.

Nhằm bảo đảm môi trường lành mạnh và tuân thủ Hiệp ước Ô-lim-pích, trong thời gian diễn ra Thế vận hội, các nơi như sân nhà thi đấu, quán rượu và khách sạn, nơi ở của vận động viên trong làng Ô-lim-pích và phương tiện giao thông đều cấm hút thuốc lá.

Vận động viên Đông-ti-mô tham gia thi đấu với tư cách cá nhân rước cờ 5 vòng tròn Ô-lim-pích khi bước vào sân tại lễ khai mạc.