Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Lửa thiêng Ô-lim-pích được rước lên đỉnh Chô-mô Lung-ma
   2008-05-14 16:10:22    CRIonline

Rạng sáng ngày 8-5, Ngọn đuốc Ô-lim-pích tượng trưng cho hữu nghị, hoà bình, chính nghĩa đã tỏa sáng rực rỡ trên đỉnh Chô-mô Lung-ma. Hành động vĩ đại chưa từng có trong lịch sử này là sự thách thức giới hạn tột đỉnh và sự giải thích sinh động tinh thần Ô-lim-pích nhanh hơn, cao hơn và mạnh hơn, là sự khắc hoa của tinh thần quyết không nản chí, không dừng bước trước bất cứ khó khăn của dân tộc Trung Hoa nhằm thực hiện phục hưng dân tộc vĩ đại.

Ngọn đuốc thắp sáng trên đỉnh Chô-mô Lung-ma, đồng thời cũng đã thắp sáng niềm hy vọng trong lòng nhân dân các dân tộc Tây Tạng và đánh dấu bất cứ khó khăn và gian nan nào cũng không thể cản trở được nhịp bước phát triển tiến bộ của Tây Tạng.

Nhìn lại chặng đường phát triển gần 50 năm kể từ khi thực thi cải cách dân chủ ở Tây Tạng, sự phát triển long trời lở đất của xã hội Tây Tạng đều được thực hiện trong quá trình thách thức giới hạn tột đỉnh và chiến thắng khó khăn.

Cao nguyên Thanh Tạng, cực thứ ba của trái đất bình quân cao 4000 mét trở lên so với mặt biển từng được ngành hàng không dân dụng quốc tế coi là "vùng cấm bay". Để mở đường bay đi tới "Nóc nhà Thế giới", chỉ riêng quãng thời gian từ tháng 6 đến tháng 12 năm 1946, đã có hơn 160 phi hành gia nước ngoài thiệt mạng tại Tây Tạng. Ngày 1-3 năm 1963, Đường bay Bắc Kinh-La-sa chính thức khai thông, đi qua "Vùng cấm bay" này. Hiện nay, sân bay Công-ga và sân bay Bang-đa Tây Tạng đã trở thành sân bay cửa khẩu hiện đại. Trong 40 năm qua, ngành hàng không dân dụng Trung Quốc chưa bao giờ xảy ra tai nạn máy bay tại Tây Tạng.

Một lữ hành gia Mỹ từng viết, có dãy núi Côn Luân ở đó thì đường sắt vĩnh viễn không thông tới La-sa. Thế nhưng năm 2002, toàn tuyến đoạn đường Gơ-la Đường sắt Thanh Tạng đã chính thức khởi công xây dựng. Đường sắt có độ cao so với mặt biển cao nhất, dài nhất trên thế giới, đường hầm Phong Hoả Sơn, đường hầm đất đóng băng cao nguyên cao nhất thế giới; Đường hầm núi Côn Luân, đường hầm đất đóng băng cao nguyên dài nhất thế giới; Ga tầu Tang-cu-la, ga tàu hoả cao nhất thế giới. Những cái "nhất" thế giới đã chứng kiến sự gian khổ trong quá trình xây dựng đường sắt. Sau khi đi qua đoạn đường dài 960 ki-lô-mét ở độ cao hơn 4000 mét so với mặt biển cũng như khu vực đất đóng băng nhiều năm dài 550 ki-lô-mét, ngày 1-7 năm 2006, Đường sắt Thanh Tạng đã hoàn thành thông tàu tới La-sa. Báo Guardian Anh số ra cùng ngày cho rằng, đường sắt này là minh chứng tốt nhất cho tinh thần dũng cảm của Trung Quốc.

Năm 1988, Nhà máy điện Dương Hồ Tây Tạng khởi công xây dựng, từng có người Phương Tây cho rằng, với điều kiện địa chất phức tạp như thế, người Trung Quốc không thể tự xây dựng được nhà máy điện Dương Hồ. Thế nhưng năm 1998, nhà máy thuỷ điện bơm nước phát điện ở độ chênh lệch mực lớn cao nhất ở Trung Quốc với vốn đầu tư 2 tỷ nhân dân tệ đã khánh thành và đưa vào vào sử dụng, hiện nay hàng ngày cung cấp điện cho La-sa với công suất 2000 ki-lô-oát.

Ngọn đuốc Ô-lim-pích đã thể hiện tinh thần Ô-lim-pích khắc phục khó khăn, thách thức giới hạn tột đỉnh, theo đuổi mục tiêu cao hơn, điều này phù hợp với tinh thần Tây Tạng: "Gian khổ nhưng không sợ gian khổ, thiếu ô-xy nhưng không thiếu tinh thần" mà nhân dân các dân tộc Tây Tạng đã kiên trì trong mấy chục năm qua cũng như tinh thần của những người từng làm việc tại Tây Tạng, đó là "Đặc biệt chịu đựng gian khổ, đặc biệt có sức chiến đấu, đặc biệt có tinh thần hiến dâng, ̣đặc biệt có tinh thần đoàn kết và tinh thần nhẫn nại".

Năm 1992, Sân bay Bang-đa Tây tạng—sân bay cao nhất thế giới với độ cao 4334 mét so với mặt biển bắt đầu khởi công xây dựng. Khi khánh thành công trình, trong đợt kiểm tra sức khoẻ công nhân xây dựng, bác sĩ phát hiện, 90% công nhân đã mắc các căn bệnh cao nguyên, so sánh với lúc vừa mới làm việc trên Cao nguyên, tất cả công nhân bình quân giảm trong lượng 15,8 ki-lô-gam.

Năm 2000, để lựa chọn địa điểm ở khu vực A-li Tây Tạng nhằm xây dựng Trung tâm cảnh báo động đất, các công viên nhân chức của Sở động đất Tây Tạng từng bị mắc kẹt tại đèo núi Ma-yô-mu-la cao 5280 mét so với mặt biển trong 5 ngày 5 đêm vì thời tiết xấu gió to tuyết lớn. Trong môi trường nhiệt độ âm 20 độ, các công nhân viên chức chỉ có mì ăn liền, nước tuyết tan và những lời động viên lẫn nhau để duy trì sự sống. Nhưng về sau, họ đã xây dựng thành công Trung tâm cảnh báo động đất với độ cao cao nhất so với mặt biển ở Trung Quốc tại khu vực không có người sinh sống của A-li.

Trước khi đường sắt Thanh Tạng thông xe, có hơn 740 cán bộ chiến sĩ Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc hy sinh trong quá trình bảo đảm vận chuyển vật tư sang Tây Tạng, có hơn 3800 cán bộ chiến sĩ bị thương tật suốt đời, quân nhân bị khuyết tật, nhưng công việc vận chuyển trên con đường ô tô Thanh Tạng chưa bao giờ bị gián đoạn.

Nhiều thành quả phát triển của Tây Tạng đều được mọi người coi là kỳ tích. Nhưng những người am hiểu quá trình lập nên kỳ tích đều cho rằng, những kỳ tích này đều được lập nên bởi tinh thần tự cường bất khuất, không ngừng chiến thắng khó khăn, thách thức với giới hạn tột đỉnh.