Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Tại sao chọn ngày 8-8 khai mạc Thế vận hội Bắc Kinh
   2008-03-26 15:21:32    CRIonline
Gần đây, ông Từ Đạt, Phó Ban Tuyên truyền báo chí Ủy ban Tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh, Trưởng đoàn tuyên truyền kiến thức Thế vận hội đã mở lớp Sê-mi-na văn hoá Ô-lim-pích tại Thư viện Thượng Hải. Trong thời gian giảng dạy, ông Từ Đạt đã kể lại những câu chuyện đằng sau việc trù bị Thế vận hội như việc lựa chọn thời gian khai mạc Thế vận hội, nguồn kinh phí vận hành Thế vận hội, Thượng Hải tại sao không phải là thành phố đăng cai Thế vận hội v v..., đã gây hứng thú cho đông đảo người dân thành phố Thượng Hải đến nghe nói chuyện.

Ông Từ Đạt nói, Thế vận hội Bắc Kinh sẽ khai mạc vào ngày 8-8 năm nay, thế giới phổ biến cho rằng đây là ngày tốt lành mà người Trung Quốc xác định, thực ra không phải như vậy, ngày khai mạc Thế vận hội do Ủy ban Tổ chức Ô-lim-pích Bắc Kinh xác định vốn không phải là ngày 8-8.

Ông Từ Đạt cho biết, vì thường xuyên trùng với thời gian tổ chức những môn thi đấu, cho nên Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế đã thay đổi quy định "không cố định thời gian tổ chức Thế vận hội" và yêu cầu Bắc Kinh tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh vào ngày 25-7. Ngoài ra, các doanh nghiệp tài trợ Thế vận hội cũng chủ trương tổ chức Thế vận hội vào dịp nghỉ hè, vì lúc đó tỷ lệ người theo dõi Thế vận hội qua truyền hình sẽ rất cao. Ủy ban tổ chức Thế vận hội Bắc Kinh vốn dự định tổ chức Thế vận hội sau tháng 8, vì lúc đó mới là thời tiết tốt nhất của Bắc Kinh. Qua nhiều lần bàn bạc, ngày 8-8 là thời gian tổ chức Thế vận hội mà các bên đều chấp nhận được.

Kinh phí vận hành Thế vận hội Bắc Kinh là 2,5 tỷ đô la Mỹ. Ông Từ Đạt nói, khoản tiền này hoàn toàn đến từ thị trường, Chính phủ không tài trợ một xu nào, trong đó bao gồm phân bổ truyền phát sóng truyền hình, phân bổ khoản tiền tài trợ, thu nhập bán vé và doanh thu bán hàng lưu niệm Thế vận hội. Ông nói, Thế vận hội Bắc Kinh có thể thực hiện thu chi cân đối, có chút dư dả.

Thượng Hải là một trong những cội nguồn của thể thao thi đấu cận đại và hiện đại. Tại sao Thượng Hải không phải là thành phố đăng cai Thế vận hội năm 2008? Ông Từ Đạt giải thích rằng, Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế quy định, một nước chỉ được phép đề cử một thành phố đăng cai, Trung Quốc đề cử thành phố Bắc Kinh là thành phố đăng cai trong lần đầu tiên xin đăng cai Thế vận hội, lúc đó tuy Bắc Kinh không được chọn là thành phố đăng cai, nhưng đã để lại ấn tượng tốt đẹp cho các thành viên Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế và nhiều ủy viên còn lấy làm tiếc trước sự thất bại của thành phố Bắc Kinh, vì vậy, Trung Quốc quyết định vẫn đề cử Bắc Kinh đăng cai Thế vận hội trong lần thứ hai xin đăng cai Thế vận hội, cuối cùng giành được thành công.

Ông Từ Đạt cười và nói, nếu lần sau Trung Quốc xin đăng cai Thế vận hội, thì Thượng Hải chắc chắn sẽ được đề cử là thành phố đăng cai.

Thế vận hội và Hội chợ Thế giới trước kia có mối quan hệ sâu xa. Ông Từ Đạt nói, Thế vận hội lần thứ 2 và Thế vận hội lần thứ 3 sở dĩ tổ chức tại Pa-ri Pháp và thành phố Saint-Louis Mỹ là vì hai thành phố này sẽ tổ chức Hội chợ thế giới. Vì sức người sức của, Thế vận hội lúc bấy giờ phải kèm theo Hội chợ thế giới.

Ông Từ Đạt nêu rõ, Thế vận hội năm 2008 sẽ diễn ra tại Bắc Kinh, Hội chợ thế giới năm 2010 sẽ diễn ra tại Thượng Hải, bất cứ là sự ngẫu nhiên hay là tất nhiên đều đánh dấu sự phát triển của Trung Quốc đã đi vào giai đoạn lịch sử mới.

Sê-mi-na Văn hoá Ô-lim-pích do Cục Thể dục Thể thao thành phố Thượng Hải, Thư viện Thượng Hải, Báo Văn Hối phối hợp tổ chức. Cuốc Sê-mi-na dự định tổ chức 7 buổi, các chuyên gia đến nói chuyện là những nhân sĩ nổi tiếng giới văn hoá, giới thể dục thể thao, phần lớn thính giả là người dân thành phố bình thường.