Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Người đàn bà nội trợ tung cánh bay lượn
   2007-12-19 17:25:43    cri

Sau khi khắc phục mọi khó khăn chồng chất, san lấp vết thương chiến tranh, cờ năm vòng tròn lại một lần nữa được kéo lên tại Luân Đôn, tuy nhiên, đã 12 năm không tổ chức Thế vận hội vì chiến tranh tàn khốc, thành tích thể thao tại Thế vận hội Ô-lim-pích Luân Đôn năm 1948 sa sút là điều không thể tránh khỏi. Thế vận hội lần này chỉ phá 4 kỷ lục, đây là điều rất hiếm có trong lịch sử Ô-lim-pích. Thế nhưng, mặc dù thành tích của các nam vận động viên có phần sa sút, nhưng sự biểu hiện của các nữ vận động viên lại gây cú sốc không nhỏ cho mọi người. Trong đó, một phụ nữ nội trợ 30 tuổi đến từ Hà Lan đã giành được 4 huy chương vàng tại Thế vận hội lần này, lúc đó bà đã là người mẹ của hai con, đó chính là Blan-kết Cô-enm, người đã viết lên một trang diệu kỳ trong lịch sử Thế vận hội Ô-lim-pích.

Trước ngày diễn ra Thế vận hội Luân Đôn, Cô-en đã là người mẹ có hai con. Trong những buổi tập luyện trước ngày diễn ra Thế vận hội Luân Đôn, Cô-en từng chịu đựng nhiều điều tai tiếng, có người phê bình rằng chị chẳng giống người mẹ chút nào, suốt ngày chạy trên sân vận động chẳng thèm dòm ngó con mình. Nhưng Cô-en cho rằng, con cái và sự nghiệp là hoàn toàn có thể đồng hành. Tại Thế vận hội Luân Đôn năm 1948, tài năng thể thao của chị đã tỏa ra những ánh hào quang rực rỡ.

 

Trong trận chung kết chạy 100 mét nữ, Cô-en là người về đích đầu tiên với thành tích 11 giây 9, được trọng tài gọi là "người đàn bà nội trợ tung cánh bay lượn".

Tại cuộc thi môn chạy vượt rào 80 mét nữ, Cô-en căng thẳng đến nỗi không nghe thấy tiếng súng hiệu lệnh. Khi các vận động viên khác đều đã xuất phát, chi ̣mới bừng tỉnh. Thế nhưng, chị đã đuổi kịp mọi người và về đích gần như cùng với một vận động viên nước chủ nhà ít hơn chị những 10 tuổi. Vậy thì, ai giành được chức vô địch? Đành phải chờ trọng tài quyết định. Đang trong lúc này dàn nhạc đột nhiên trình diễn quốc ca nước Anh, Cô-en tưởng mình không có hy vọng giành được chức vô địch. Nhưng ngay sau đó Đại hội tuyên bố Cô-en giành được chức vô địch, sự trình diễn quốc ca vừa rồi là để chào đón Nữ hoàng Anh đến hiện trường.

Có lẽ là do quá mệt, cũng có thể là do bản năng của người mẹ, chị Cô-en đã giành được hai huy chương vàng lúc này lại muốn rút khỏi thi đấu để về trông con. Chồng chị cũng là huấn luyện viên của chị kích lệ chị rằng, "em trước kia rất hân mộ Ô-oen, người hùng điền kinh giành được 4 huy chương vàng tại Thế vận hội Béc-lin, nay cơ hội đã đến tài sao em không thử xem?" Cô-en nghe lời chồng, tiếp tục tham gia thi đấu hai nội dung chạy tiếp sức 4x100 mét và chạy 200 mét và đều giành được huy chương vàng.

Do sự biểu hiện xuất sắc của Cô-en, mọi người thậm chí gọi Thế vận hội Luân Đôn là Thế vận hội của Cô-en, cho rằng chị là vận động viên vĩ đại nhất trong Thế vận hội lần này. Khi Cô-en mang theo thắng lợi trở về, cả nước Hà Lan nghỉ một ngày ăn mừng và tổ chức Lễ đón long trọng. Điều càng khiến mọi người kinh ngạch là chị Cô-en đã sinh con thứ ba vào đầu năm sau, hóa ra chị đã mang thai khi tham gia Thế vận hội Luân Đôn. Năm 1999, Liên đoàn điền kinh thế giới tổ chức Lễ chào mừng thế kỷ mới tại Mô-na-cô và tuyên bố trao vinh dự "nữ vận động viên thế kỷ" cho Cô-en, lúc này, những tràng pháo vay lên không ngớt, thể hiện đầy đủ sự chấp thuận và khâm phục của mọi người đối với Cô-en.