Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Bên lề Thế vận hội Ô-lim-pích hiện đại lần thứ nhất--3
   2007-06-27 13:39:34    cri
Thế vận hội Ô-lim-pích hiện đại lần thứ nhất đã sản sinh ra nhiều thành tích xuất sắc trong bầu không khí cuộng nhiệt của khán giả Hy Lạp. Nhà vua Hy Lạp lúc đó đã đích thân trao giải thưởng cho vận động viên.

Ủy ban Ô-lim-pích quốc tế lúc đó mới được thành lập, nên không có sự qui định nghiêm ngặt đối với chất liệu cũng như đồ án của huy chương. Người Hy Lạp cho rằng vàng là quá tầm thường, bởi vậy không lập huy chương vàng mà chỉ có hai loại huy chương bạc và huy chương đồng. Cũng có nghĩa là người giành chức vô địch sẽ được trao huy chương bạc, một giấy chứng nhận và một cành ô-liu. Người xếp thứ 2 được trao huy chương đồng, một giấy chứng nhận và một cành ô-liu. Còn người xếp thứ 3 không được trao phần thưởng gì. Sau này để thuận tiện cho việc thống kê, các nhà sử học nghiên cứu về Ô-lim-pích trong khi tính toán số huy chương tại Thế vận hội lần này vẫn chia làm ba loại huy chương: vàng, bạc và đồng. Thực ra đây là một Thế vận hội không có huy chương vàng.

Các vận động viên Mỹ giành được thành tích xuất sắc tại Thế vận hội lần này, cả thảy giành được 11 chức vô địch. Vận động viên Hy Lạp giành 10 chức vô địch, xếp thứ 2. Đoàn Đức xếp thứ 3 với 6,5 tấm huy chương vàng.

Sau lễ bế mạc, Nhà vua Hy Lạp đã mở tiệc chiêu đãi vận động viên và quan chức các nước trong hoàng cung tráng lệ, mọi người chia tay nhau trong không khí vui mừng, sôi nổi, hẹn gặp lại nhau tại Pa-ri 4 năm sau.

Phần lớn các sân bãi thi đấu của Thế vận hội Ô-lim-pích hiện đại lần thứ nhất đều rất đơn giản, nguyên tắc thi đấu cũng sơ sài, hơn nữa còn có sự khiếm khuyết nghiêm trọng. Ví dụ tại Thế vận hội lần thứ nhất không có nữ vận động viên tham gia. Được biết, trước ngày khai mạc đã có một nữ vận động viên ghi tên tham gia cuộc thi Ma-ra-tông, song Ban tổ chức cho rằng người phụ nữ này mắc bệnh tâm thần, từ chối không cho chị tham gia. Tuy nhiên người phụ nữ này vẫn cùng với các vận động viên nam chạy hết chặng đường Ma-ra-tông trong khoảng thời gian 4 tiếng rưỡi. Mặt dù còn tồn tại sự bất cập như vậy nhưng Thế vận hội Ô-lim-pich lần thứ nhất đã mở ra trang đầu cho phong trào ô-lim-pích hiện đại, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc kế thừa truyền thống, mở ra tương lai trong lịch sử Ô-lim-pích.