Chạy cự ly ngắn gồm 100 mét, 200 mét và 400 mét, ngay từ Thế vận hội Ô-lim-pích hiện đại lần thứ nhất năm 1896 đã có ba nội dung thi đấu này, nội dung 100 mét và 200 mét của nữ được đưa vào thi đấu tại Thế vận hội năm 1928, còn nội dung 400 mét nữ mãi tới Thế vận hội năm 1964 mới được đưa vào thi đấu. Chạy cự ly vừa là 800 mét và 1500 mét, mới đầu là chạy 800 thước và một dặm Anh, nội dung 800 mét và 1500 mét của nam được đưa vào thi đấu tại Thế vận hội năm 1896; nội dung chạy 800 mét của nữ đưa vào thi đấu tại Thế vận hội năm 1960, và nội dung 1500 mét đưa vào thi đấu tại Thế vận hội Mu-ních lần thứ 20 năm 1970.
Chạy cự ly dài là 5000 mét và 10000 mét, mới đầu là môn biểu diễn trong các ngày lễ dân gian ở Anh, chạy 3 và 6 dặm Anh, nội dung 5000 mét và 10000 mét của nam được đưa vào thi đấu tại Thế vận hội năm 1912; chạy 5000 mét của nữ đưa vào thi đấu tại Thế vận hội năm 1996, 10000 mét đưa vào thi đấu tại Thế vận hội Xơ-un lần thứ 24 năm 1988.
Trong các nội dung chạy cự ly ngắn, chạy vượt rào 110 mét và chạy tiếp sức 4x100 mét, vận động viên luôn phải ở trong đường chạy của mình. Nội dung chạy 800 mét và chạy tiếp sức 4x100 mét lúc đầu cũng phải chạy trong đường chạy của mình cho tới khi tới đường phân cách mới được thay đổi đường chạy.
Trong vòng đấu loại, thứ tự đường chạy của vận động viên là do máy vi tính sắp xếp. Đến các vòng thi đấu tiếp theo, đường chạy được bố trí theo thành tích của vận động viên tại vòng trước. Qui chế này là nhằm bố trí cho những vận động viên ưu tú ở đường chạy giữa, đường chạy tốt nhất là các đường số 3, 4, 5 và 6, gồm các vận động viên xếp ở bốn ngôi đầu, còn các đường chạy 1, 2, 7 và 8 là để cho 4 vận động viên xếp từ thứ 5 trở về sau.
Khi có vận động viên xuất phát trước tiếng súng hiệu lệnh, trọng tài sẽ tuyên bố phạm lỗi và tiến hành trở lại. Nếu có vận động viên phạm lỗi lần thứ 2 thì sẽ bị tước bỏ tư cách tham gia thi đấu. Liên đoàn Điền kinh thế giới tháng 8-2005 tiến hành biểu quyết về "Qui chế không có phạm lỗi", tức ngay từ lần thứ nhất phạm lỗi sẽ bị tước bỏ tư cách tham gia thi đấu, song Qui chế này không được thông qua. Tất cả các vận động viên tham gia nội dung chạy cự ly ngắn và vận động viên thứ nhất trong nội dung chạy tiếp sức đều phải sử dụng thiết bị hỗ trợ xuất phát. Còn nội dung 800 mét không cần sử dụng thiết bị này mà chỉ cần chờ đợi hiệu lệnh là có thể xuất phát.
Chạy tiếp sức bắt nguồn từ Thế vận hội thời cổ, do lúc đó thắp cháy bồn lửa thiêng diễn biến thành chạy tiếp sức rước đuốc, mặc dù lúc đó chạy tiếp sức rước đuốc chỉ là một nghi lễ và sau trở thành nội dung biểu diễn của Thế vận hội, song vẫn được mọi người yêu thích. Bước vào thế kỷ 17, người thổ dân ở châu Phi rất thịnh hành các hình thức chạy tiếp sức như "chuyển gỗ", "chuyển chum vại"...và sau đó được các binh sĩ Bồ Đào Nha truyền vào châu Âu và không bao lâu đã rất thịnh hành, sau đó những chiếc chum vại và cây gỗ được thay thế bằng một cây gậy nhỏ và ngắn. Đến cuối thế kỷ 19, chạy tiếp sức trở thành môn thi chính thức trong phong trào điền kinh hiện đại. Thế vận hội Luân Đôn lần thứ 4 năm 1908 đưa môn chạy tiếp sức vào thi đấu, song cự ly chạy của 4 vận động viên lại khác nhau, mãi tới Thế vận hội Xtốc-khôm lần thứ 5 năm 1912 mới đổi thành chạy tiếp sức 4x100 mét và 4x400 mét. Nội dung chạy tiếp sức 4x100 mét và 4x400 mét của nữ mãi tới năm 1928 và 1972 mới được đưa vào thi đấu tại Thế vận hội. |