Vận động viên chỉ được nhảy ba bước kể từ vạch nhảy. theo khảo chứng, khoảng 2000 năm trước công nguyên đã có một trò chơi nhảy ba bước chỉ bằng một chân, còn nhảy ba bước hiện đại là bắt nguồn từ Ai-len và Xcốt-len vào thế kỷ 18, lúc đó vẫn chỉ nhảy bằng một chân. Tại Thế vận hội Ô-lim-pích hiện đại lần thứ nhất năm 1896, môn chung kết đầu tiên là nhảy ba bước. Vận động viên Mỹ Côn-noi-li giành chức vô địch với thành tích 13,71 mét. Cách nhảy của anh là chân trái, chân phải và chân trái. Năm 1960 vận động viên Ba-lan lần đầu tiên có thành tích vượt quá 17 mét. Năm 1992 vận động viên Mỹ Côn-li có thành tích vượt 18 mét. Kỷ lục thế giới hiện nay là do vận động viên Anh Ét-oát-dơ lập với thành tích 18 mét 29. Năm 1992 nhảy ba bước nữ chính thức đưa vào thi đấu tại Thế vận hội.
Nếu vận động viên chân dẫm quá vạch sẽ phạm lỗi. Ngoài ra trong môn nhảy xa và nhảy ba bước nếu thành tích đạt được trong khi sức gió vượt quá 2 mét/giây thì thành tích đó không được công nhận là kỷ lục mới của thế giới.
Nhả xa và nhảy ba bước có cự ly đường chạy lấy đà không ít hơn 40 mét. Vạch nhảy rộng 20 cm, điểm rơi là hố cát mịn. Trong môn nhảy xa, hố cát cách vạch nhảy từ 1-3 mét; trong môn nhảy xa của nam, khoảng cách giữa hố cát với vạch nhảy là 13 mét, của nữ là 11 mét. |