Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Nhảy cao và nhảy sào
   2006-11-29 11:07:17    cri
1- Nhảy cao và nhảy sào có mấy giai đoạn phát triển?

Nhảy cao bắt nguồn từ trong hoạt động vượt chướng ngại trong sinh hoạt và lao động của loài người thời cổ, thế vận hội A-ten lần thứ nhất năm 1896 đã thi đấu môn này. Nhảy cao lúc đầu thuộc môn thể dục dụng cụ, sau được đưa vào các môn điền kinh, trải qua năm giai đoạn phát triển nhảy kiểu bước chân qua xà, kiểu cắt kéo qua xà, kiểu nhào lộn qua xà, kiểu úp bụng qua xà và kiểu ưỡn lưng qua xà. Nhảy cao nữ bắt đầu được thi đấu tại thế vận hội Am-xtéc-đam lần thứ 9 năm 1928. Vận động viên Trung Quốc Trịnh Phượng Vinh năm 1957 từng phá kỷ lục nhảy cao nữ thế giới với thành tích 1 mét 77, vận động viên Chu Kiến Hoa năm 1983 và 1984 ba lần phá kỷ lục nhảy cao nam thế giới. Nhảy sào bắt nguồn từ hoạt động dùng gậy gỗ, mâu giáo v.v vượt chướng ngại của mọi người, thế kỷ thứ năm sau công nguyên Ai-len đã có trò chơi chống sào nhảy qua sông rạch, nguyên là môn thể dục dụng cụ, lưu truyền ở Đức, là môn điền kinh được triển khai sớm nhất tại Anh. Nhảy sào nam nữ lần lượt được đưa vào thi đấu ở thế vận hội năm 1896 và năm 2000. Sự phát triển của nó đã trải qua bốn giai đoạn gậy gỗ, gậy tre, gậy kim loại và gậy sợi thuỷ tinh.

2- Vì sao tất cả vận động viên nhảy cao đều dùng kiểu ưỡn lưng qua xà, còn vận động viên nhảy sào đều dùng gậy sợi thuỷ tinh?

Đặc điểm kỹ thuật chạy lấy đà kiểu ưỡn lưng qua xà là chạy lấy đà kiểu hình vòng cung, lúc chạy lấy đà thân thể nghiêng về bên trong có lợi cho việc tự nhiên hạ thấp trọng tâm, làm tốt sự chuẩn bị dùng sức cơ bắp để bật nhảy, giai đoạn kỹ thuật bật nhảy nhanh chóng thay đổi phương hướng vận động của thân thể, đồng thời tận khả năng giành được tốc độ cao nhất, bảo đảm tiến hành thuận lợi động tác qua xà, tư thế ưỡn lưng có lợi cho thân thể tránh chạm vào xà ngang.

Gậy kim loại xuất hiện năm 1945, mặc dù nó chắc và bền hơn gậy tre, nhưng do gậy quá cứng, không có giúp đỡ gì lớn cho vận động viên nâng cao thành tích, trong 15 năm kỷ lục thế giới chảy sào chỉ từ 4 mét 77 nâng cao đến 4 mét 82. Năm 1960, gậy sợi thuỷ tinh xuất hiện, nó có tính đàn hồi do có thể uốn cong rất lớn, điểm nắm sào có thể nâng cao 80 đến 90 xen-ti-mét, vận động viên lợi dụng chạy lấy đà uốn cong gậy, đồng thời khiến nó hướng về phía trước, sau đó dùng sức đàn hồi của gậy có thể nâng cao hữu hiệu nhất trọng tâm thân thể, gậy sợi thuỷ tinh bởi vậy được gọi là "Máy bật".

3-Nhảy cao và nhảy sào tính thắng thua như thế nào?

Nhảy cao yêu cầu vận động viên bật nhảy một chân, phải nhảy qua xà ngang và không được làm rơi xà ngang. Nhảy sào cũng vậy, mỗi lần thi đấu do trọng tài đặt độ cao khởi điểm, độ cao xà ngang mỗi lần nâng cao ít nhất 2 xen-ti-mét, nhảy sào là 5 xen-ti-mét, cho đến khi còn lại người cuối cùng.Vận động viên nhảy cao và nhảy sào có thể tự lựa chọn khi nào nhảy qua xà. Nếu ba lần nhảy cùng một độ cao đều thất bại sẽ bị loại. Độ cao mà họ vượt qua tức là thành tích cuối cùng của họ. Nếu thành tích hai người ngang nhau, thì thường có hai cách để tính thắng thua: Trước hết xem ai nhảy qua cùng một độ cao với số lần ít hơn; kế đó là xem người nào có sai sót ít hơn trong quá trình thi đấu. Nếu vẫn ngang nhau thì cuộc thi sẽ sản sinh đồng chức vô địch, trừ phi không có nhiều huy chương vàng như vậy .