Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thế vận hội mùa đông St.Moritz lần thứ hai năm 1928–2
   2006-10-03 15:04:44    cri
Willy Bocki tràn đầy lòng tin đối với giải lần này. anh trượt rất thoải mái trong động tác trượt quy định, thành tích dẫn trước rõ rệt. Thế nhưng trong trượt tự do lại phát huy không lý tưởng lắm, thua cho vận động viên Thuỵ Điển Grafstrom, chỉ giành được huy chương bạc. Áo cũng để mất chức vô địch giành được tại thế vận hội lần trước trong hai môn trượt đơn nữ và trượt đội nam nữ, chỉ giành được 2 huy chương bạc và 1 huy chương đồng.

Người giành chức vô địch trượt đơn nữ là vận động viên Na Uy Sonja Henie 15 tuổi. Trong trượt tự do cùng với tiếng nhạc của bản nhạc "Cái chết của Thiên Nga" trong "Hồ Thiên Nga" vở kịch vũ Ba-lê của Techaikovsky, cô đã hoà nhập các động tác tạo hình, tung nhảy, xoay người với vũ Ba-lê. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa điệu múa và âm nhạc này đã mang lại cảm giác say sưa và tốt đẹp cho mọi người, giành được những tràng pháo tay nồng nhiệt của khán giả. Cô gái làng băng tuyết tài giỏi này 4 năm trước mới hơn 11 tuổi, đã xếp thứ 8 môn này tại thế vận hội mùa đông Chammonix.

Sonja Henie sau khi đoạt chức vô địch kiêu hãnh nói: Tôi rất muốn lại thi đấu với vô địch thế vận hội lần trước Planck Szabo, rất tiếc là chị không đến. Thế vận hội năm 1932, 1936, Sonja Henie đã bảo vệ thành công chức vô địch môn này. Cô còn 10 lần đoạt chức vô địch trong giải vô địch thế giới từ năm 1927 đến năm 1936, là một vận động viên trượt đơn nữ xuất sắc nhất trong lịch sử trượt băng nghệ thuật.

Vô địch trượt đôi nam nữ là một cặp vợ chồng chưa cưới người Pháp Andree Joly và Pierre Brunet. 4 năm sau cặp vợ chồng này lại đoạt chức vô địch tại thế vận hội mùa đông lần thứ ba. Sau này họ di cư sang Mỹ, đào tạo không ít nhân tài trượt băng nghệ thuật cho Mỹ, trong đó có Carol Hayes đoạt huy chương vàng thế vận hội sau này.

Thi đấu trượt tuyết cũng gặp phải thời tiết khác thường. Khi thi đấu môn việt dã 50 ki-lô-mét, nhiệt độ trên 0 độ (c), mang lại khó khăn rất lớn cho việc trượt tuyết. Trước thi đấu mọi người dự đoán, Na Uy sẽ lũng đoạn môn nay cũng như thế vận hội lần trước. Nhưng kết quả lại gây bất ngờ, Thuỵ Điển đã đoạt cả ba chức đứng đầu. Điều này ngay cả người Thuỵ Điển cũng không nghĩ đến. Người giành được chức vô địch là Per Erik Hedlund, song, thời gian anh đến đích lại chậm hơn một tiếng đồng hồ so với chức vô địch thế vận hội lần trước.

3 ngày sau, nhiệt độ lại đột nhiên hạ xuống, mặt đất lại xuất hiện đóng băng. Người Na Uy có thể quen trượt tuyết trong điều kiện thời tiết như vậy, đoạt toàn bộ huy chương trong môn trượt 18 ki-lô-mét. Groettumsbraten thứ nhì thế vận hội lần trước đã đoạt chức vô địch. Ngày hôm sau, anh lại giành một tấm huy chương vàng trong thi đấu hai môn Bắc Âu. Chức vô địch trượt tuyết nhảy cầu cũng lọt về tay vận động viên Na Uy Alf Andersen. Vận động viên Na Uy Jacob Thams vô địch thế vận hội lần trước bị thương nặng trong thi đấu môn này, nhưng 8 năm sau anh lại giành được một tấm huy chương bạc trong môn thuyền buồm thế vận hội mùa hè.

Môn xe trượt tuyết 5 người chỉ thi đấu hai vòng vì thời tiết trở nên ấm áp, chứ không phải 4 vòng như quy định, song vẫn đã công bố ngôi thứ, đội Mỹ hai và đội Mỹ một lần lượt đứng nhất và nhì. Người lái xe trượt tuyết giành chức vô địch William Fiske lúc đó chỉ hơn 16 tuổi, là vận động viên trẻ nhất đoạt huy chương vàng thế vận hội mùa đông của Mỹ. Năm 1932, anh đã bảo vệ thành công chức vô địch này. Xe trượt tuyết bốn bánh do anh em người Mỹ Jennison Heaton và John Heaton đứng nhất và nhì. John Heaton còn giành một tấm huy chương bạc trong môn xe trượt tuyết 5 người. Môn khúc côn cầu trên băng cả thảy có 11 đội tham gia. Đội Mỹ thứ nhì thế vận hội lần trước không tham gia. Đội Ca-na-đa đã bảo vệ thành công chức vô địch với thành tích thắng đội Thuỵ Điển 11:0, thắng đội Thuỵ Sĩ 13:0, thắng đội Anh 14:0.

Thế vận hội lần này có 13 môn đơn, định ra 14 huy chương vàng (môn trượt băng tốc độ 500 mét có hai người cùng đoạt chức vô địch). Thành tích của Na Uy lại dẫn trước, đoạt 6 huy chương vàng, 4 huy chương bạc, 5 huy chương đồng. Mỹ, Thuỵ Điển đều đoạt 2 huy chương vàng và 2 huy chương bạc, nhưng Mỹ đoạt 2 huy chương đồng, nhiều hơn Thuỵ Điển một huy chương đồng. Mỹ, Thuỵ Điển xếp nhì và ba. 4 huy chương vàng còn lại Phần Lan giành được 2 tấm, Ca-na-đa và Pháp mỗi nước đoạt được một tấm .