Sau thế vận hội Chammonix, Thorleif Haug lại đoạt chức vô địch 50 km tại giải trượt tuyết Holmenkollen. Để kỷ niệm vận động viên được gọi là "ông vua trượt tuyết" này, Na Uy sau này dựng đài kỷ niệm tại quê của anh.
Nhưng cách sau nửa thế kỷ, Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế năm 1974 phát hiện, trong thi đấu trượt tuyết nhảy cầu lúc đó, số điểm của vận động viên Na Uy Jacob Thams (18,960) đã do tính sai, số điểm chính xác của anh phải là 17,821, thấp hơn vận động viên Mỹ Anders Haugen là 17,915 điểm. Chiếc huy chương đồng đáng ra là thuộc người Mỹ. Do đó ngày 12 tháng 9 năm 1974 đã tổ chức một hội nghị đặc biệt tại Oslo, thủ đô Na Uy, con gái Jacob Thams đã trịnh trọng trả tấm huy chương đồng này cho Anders Haugen.
Môn xe trượt tuyết thế kỷ 19 đã triển khai tại một số nước. Cuối thế kỷ 19, cư dân St.Moritz Thuỵ Sĩ và những người du lịch đã đôi lúc nhìn thấy một số thanh niên Anh, Mỹ ngồi xe trượt tuyết từ trên núi lao xuống, đồng thời tổ chức thi đấu loại này. Năm 1908 Áo lần đầu tiên đã tổ chức giải xe trượt tuyết toàn quốc, sau đó, năm 1910 Đức cũng tổ chức giải toàn quốc loại này.
Sau khi bước vào thập niên 20 thế kỷ 20, môn này ngày càng phát triển, không ít nước đã thành lập Câu lạc bộ xe trượt tuyết, đồng thời thường xuyên tiến hành thi đấu quốc tế. Bởi vậy, nước chủ nhà đưa môn này vào thi đấu. Nhưng trình độ các nước tham gia thi đấu phát triển không cân đối, các nước triển khai khá phổ cập đã cử hai đội. Giải lần này chỉ có một môn 4 chỗ ngồi nam, 6 đội xếp hàng đầu đều là các đội Châu Âu. Đội Thuỵ Sĩ một đã đoạt chức vô địch.
Ca-na-đa và Mỹ chiếm ưu thế rõ rệt trong môn khúc côn cầu trên băng. Trong đấu loại, Ca-na-đa thắng Séc và Xlô-va-ki-a 30:0, thắng Thuỵ Điển 22:0, thắng Thuỵ Sĩ 33:0; Mỹ thắng Anh 11:0, thắng Bỉ 19:0, thắng Pháp 22:0. Nhìn từ tỉ số, khoảng cách trình độ Âu Mỹ lúc đó khá lớn. Khi chung kết cuối cùng, Ca-na-đa thắng Mỹ 6:1, đoạt huy chương vàng.
Giải lần này có 14 môn, Na Uy giành được 4 tấm huy chương vàng, 7 tấm huy chương bạc, 6 tấm huy chương đồng; Phần Lan xếp nhì số huy chương vàng bằng Na Uy, nhưng huy chương bạc và đồng ít hơn Na Uy, lần lượt là 4 tấm và 3 tấm; Áo đoạt được 2 tấm huy chương vàng, 1 tấm huy chương bạc, xếp thứ ba.
Lúc đó không có ai nghĩ đến, giải thi đấu môn mùa đông vốn được gọi là "Tuần thể thao Olympia lần thứ 8" này sẽ trở thành thế vận hội mùa đông lần thứ nhất trong lịch sử. Được biết do sự thành công của giải này, hội nghị Prague Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế năm 1925 chính thức công nhận thành tích và kỷ lục thi đấu lần này, đồng thời coi là một phần của thế vận hội lần thứ 8. Nhưng do sơ suất của người thư ký, trong biên bản hội nghị lại ghi nhầm thành "thế vận hội mùa đông lần thứ nhất".
Sau này Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế cũng do đó chấp nhận và truy nhận, đồng thời quyết định sau này cứ bốn năm có thể do nước chủ nhà thế vận hội mùa hè ưu tiên tổ chức thế vận hội mùa đông cùng năm (bắt đầu từ năm 1948, để giảm nhẹ gánh vác của nước chủ nhà, thế vận hội mùa đông và mùa hè cùng năm được tổ chức ở nước khác nhau; năm 1994, Uỷ ban Ô-lim-pích quốc tế lại quyết định tổ chức thế vận hội mùa đông và thế vận hội mùa hè ở nước khác nhau), nhưng cách ghi lần tổ chức có khác với thế vận hội mùa hè, tính theo số lần tổ chức thực tế . |