Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thế vận hội A-ten lần thứ 28 năm 2004-4
   2006-07-18 10:41:10    Xin Hua
Ngôi sao sáng tại thế vận hội lần này là vận động viên bơi lội Mỹ Mai-cơn Phen-pớt, giành 6 huy chương vàng và 2 huy chương đồng. Nếu Phen-pớt 19 tuổi có thể giành được 4 huy chương tại thế vận hội 2008 sẽ trở thành vận động viên bơi lội giành được huy chương nhiều nhất trong lịch sử thế vận hội. Một nữ vận động viên bơi lội khác của Mỹ là Cu-lin giành được 5 huy chương, trong đó có 2 huy chương vàng trở thành nữ vận động viên giành được nhiều huy chương nhất.

Môn bơi lội tại thế vận hội lần này lại tái diễn bố cục giành giật giữa đội Mỹ và Ô-xtrây-li-a tại thế vận hội năm 2000. Hai đội đã giành tới 60% số huy chương vàng trong toàn bộ 32 nội dung, lần lượt là 12 huy chương và và 7 huy chương vàng. Con cá "Kình" trong đội Ô-xtrây-li-a Thốp không những giành chức vô địch nội dung bơi tự do 400 mét nam mà còn giành huy chương vàng ở nội dung 200 mét tự do. Vận động viên Nhật Ki-ta-di-ma hai lần chiến thắng vận động viên Mỹ Han-xen giữ kỷ lục thế giới ở nội dung 100 mét và 200 mét ếch, giành hai huy chương vàng, trở thành ông vua "bơi ếch" thế giới.

Các vận động viên Châu Phi cũng thể hiện xuất sắc trong môn bơi lội tại thế vận hội lần này. Các vận động viên Nam Phi gây cú sốc trong nội dung bơi tiếp sức tự do 4x100 mét nam, chiến thắng các đội mạnh như Hà Lan, Mỹ...giành được tấm huy chương vàng thế vận hội về môn bơi lội đầu tiên trong lịch sử Châu Phi. Nữ vận động viên Dim-ba-bu-ê Cô-ven-try giành chức vô địch trong nội dung 100 mét ngửa, đây là tấm huy chương vàng thế vận hội đầu tiên của Dim-ba-bu-ê kể từ năm 1980 tham gia thế vận hội Mát-xcơ-va đến nay, cũng là tấm huy chương vàng ở nội dung cá nhân đầu tiên trong lịch sử nước này.

Môn nhảy cầu vẫn là đội Trung Quốc thống lĩnh, giành được 6 huy chương vàng so với 5 huy chương vàng trong 8 nội dung tại thế vận hội kỳ trước. Hai huy chương vàng trong môi bơi nghệ thuật đều lọt vào tay các vận động viên Nga. Đội Hung-ga-ri và đội I-ta-li-a giành được chức vô địch môn bóng nước của nam và nữ.

Nữ vận động viên đua xuồng Ca-i-ắc Đức Phít-xơ tiếp tục nâng cao ngôi thứ của mình trong bảng tổng sắp huy chương thế vận hội, chị giành được một huy chương vàng và một bạc tại thế vận hội lần này, nâng tổng số huy chương giành được tại thế vận hội lên tới 12 huy chương, trong đó có 8 huy chương vàng. Tấm huy chương vàng đầu tiên mà chị giành được là năm 1980, lúc đó mới 18 tuổi, trở thành nữ vận động viên trẻ nhất giành huy chương vàng nội dung xuồng Ca-i-ắc trong lịch sử. Sự thắng lợi trong nội dung đua thuyền 4 người tại thế vận hội lần này đã khiến chị trở thành nữ vận động viên đầu tiên giành huy chương vàng thế vận hội sau 24 năm.

Trong các môn thua thuyền, xuồng và thuyền buồm, các nước Châu Âu tiếp tục chiếm ưu thế rõ rệt, giành được 35 trong số 41 huy chương vàng. Sáu huy chương vàng còn lại lọt vào tay các đội Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Mỹ, Bra-xin và Trung Quốc.