Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thế vận hội Bác-xê-lô-na lần thứ 25 năm 1992 - 4
   2006-05-09 17:10:54    CRIonline
Trong môn nhảy cầu, Đoàn Trung Quốc giành được 3 huy chương vàng. Trong trận chung kết cầu bật nữ, vận động viên Cao Mẫn trong tình hình thua điểm đã cố gắng vươn lên và cuối cùng giành huy chương vàng. Gương mặt mới xuất hiện trong làng nhảy cầu thế giới Phục Minh Hà đã giành thắng lợi trong nội dung nhảy cầu 10 mét nữ, giành chức vô địch Thế vận hội khi mới tròn 14 tuổi. Tôn Thục Vĩ giành tấm huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử cho đoàn Trung Quốc ở nội dung nhảy cầu 10 mét nam.

Trong môn bóng bàn, Đoàn Trung Quốc giành được 3 huy chương vàng, trong đó Đặng Á Bình sau khi giành huy chương vàng đơn nữ lại phối hợp với đồng đội Kiều Hồng giành chức vô địch đôi nữ. Cặp vận động viên nam Vương Đào và Lã Lâm giành chức vô địch đôi nam.

Trong các giải thể dục dụng cụ cá nhân, vận động viên Lý Tiểu Song Trung Quốc đã giành chức vô địch nội dung thể dục tự do nam với động tác khó "lộn ba vòng" gây chấn động cả sân thi đấu. Tiếp đến vận động viên Lục Lợi giành huy chương vàng cầu thăng bằng.

Trong môn bắn súng, xạ thủ Vương Nghĩa Phu từng 3 lần tham gia thế vận hội đã giành tấm huy chương vàng thế vận hội đầu tiên trong nội dung súng ngắn hơi nam. Nữ xạ thủ Trương Sơn giành chức vô địch nội dung bắn đĩa bay hai hướng trong khi cùng thi đấu với các vận động viên nam.

Trong cuộc thi đi bộ 10 km nữ, vận động viên Trần Dượt Linh giành huy chương vàng, nữ đô vật Trang Hiểu Nham vô địch Giu-đô ở hạng cần trên 72 kg. Đội bóng rổ nữ Trung Quốc giành huy chương vàng. Môn cầu lông, môn chiếm ưu thế của Trung Quốc lần đầu tiên được đưa vào thi đấu tại thế vận hội thế nhưng đội Trung Quốc lại hoàn toàn gây bất ngờ không giành được bất cứ tấm huy chương vàng nào.

Hãng truyền hình NBC Mỹ đã giành được quyền truyền hình thế vận hội lần này với 401 triệu USD, cộng thêm các đài truyền hình Châu Âu, NHK Nhật, Ô-xtrây-li-a... cũng tham gia đầu tư đã làm cho ban tổ chức thu được hơn 600 triệu USD từ bản quyền truyền hình. Ngoài ra các hàng lớn tài trợ và việc phát hành đồng tiền kỷ niệm, bán vé...khiến cho thế vận hội Bác-xê-lô-na có thặng dư.

Tổng mức dự toán và đầu tư của thế vận hội lần này cao hơn thế vận hội Mát-xcơ-va và Xơ-un, lên tới 9,6 tỷ USD. Trong đó một phần ba dùng cho xây dựng cơ sở hạ tầng như mở rộng sân bay, xây dựng đường cao tốc...số còn lại dùng cho xây dựng và tu sửa các sân bãi và nhà thi đấu và đều hoàn thành và đạt tới tiêu chuẩn quốc tế vào trước ngày khai mạc.

Linh vật của thế vận hội lần này là một chú chó "Cô-bi", do họa sĩ nổi tiếng Tây Ban Nha thiết kế cho thế vận hội lần này từ năm 1987. Trải qua 5 năm tuyên truyền và giới thiệu, chú chó "Cô-bi" đã ăn sâu vào lòng người.