Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thế vận hội Lốt An-giơ-lét lần thứ 23 năm 1984 - 6
   2006-03-21 10:40:08    CRIonline
Đội bóng chuyền nữ Trung Quốc rất nhanh lấy lại phong độ sau khi thua đội Mỹ, trong trận chung kết ngày 8-8 đã phát huy xuất sắc ưu thế, thắng đội Mỹ với tỷ số 3:0, giành huy chương vàng, thực hiện ước mơ ba lần đoạt chức vô địch thế giới.

Trong môn thể dục dụng cụ, đội nam Trung Quốc có thực lực hàng đầu sau khi để lọt tấm huy chương vàng giải đồng đội và toàn năng đã lấy lại phong độ, phát huy xuất sắc trong các nội dung cá nhân. Vận động viên Lý Ninh giành 3 huy chương vàng trong các nội dung thể dục tự do, ngựa tay quay và vòng treo. Ngoài ra, anh còn giành được hai huy chương bạc và một huy chương đồng, là vận động viên giành nhiều huy chương nhất tại thế vận hội lần này, được mệnh danh là "Tháp sức mạnh" và "Người khổng lồ tý hon khiến mọi người kính nể". Vận động viên Trung Quốc Lâu Vân cũng giành huy chương vàng nội dung nhảy ngựa. Trong các cuộc thi của nữ, Mã Yến Hồng 21 tuổi đồng vô địch với vận động viên Mỹ Mắc-na-ma-ra trong môn sở trưởng xà lệnh. Các vận động viên Trung Quốc cả thảy giành 11 huy chương vàng trong môn thể dục dụng cụ. Môn thể dục dụng cụ trở thành môn giành nhiều huy chương nhất của đoàn thể thao Trung Quốc tại thế vận hội lần này.

Cùng với sự phát triển của Phong trào ô-lim-pích, huy hiệu, vật biểu tượng và các đồ án biểu tượng của Thế vận hội đã trở thành mặt hàng tuyên truyền không thể thiếu và từng bước rất được hoan nghênh trên thế giới. Năm 1980, Ban tổ chức thế vận hội Lốt An-giơ-lét đã thiết kế bộ lô-gô tiêu chí cho thế vận hội lần này. Huy hiệu của thế vận hội từ năm 1896 đến nay đều có tiêu chí về mặt này nhưng đồ án khác nhau, hàm ý cũng khác nhau. Huy hiệu của Thế vận hội lần thứ 23 là "các ngôi sao đang bay", chủ thể của đồ án là ngôi sao với ba màu đỏ, trắng và xanh. Sao là đồ án có trên quốc kỳ của nhiều nước, là biểu tượng mong muốn cao nhất của con người. Mười ba gạch mờ đã làm nổi bật các ngôi sao đang bay, vừa có ngụ ý sự sống không ngừng vận động, không ngừng tiến bộ, lại tượng trưng cho sự trỗi dậy của Mỹ là từ thuộc địa thứ 13 của Anh. Hơn nữa ba màu đỏ, trắng và xanh cũng tượng trưng cho màu da của các dân tộc ở Mỹ, cũng là ba màu trên quốc kỳ của Mỹ.

Vật biểu tượng xuất hiện sau hơn rất nhiều so với huy hiệu. Thế vận hội Mu-ních năm 1972 lần đầu tiên lấy động vật làm tiêu chí, đó là một con chó béc-giê. Kể từ đây, các đại hội thể thao đều làm theo, còn đối với thế vận hội lại là một truyền thống.

Qui mô của thế vận hội ngày càng mở rộng, các môn thi đấu cũng ngày càng nhiều, số nước tham gia cũng ngày càng đông. Để khắc phục trở ngại về ngôn ngữ, Thế vận hội Tô-ki-ô năm 1964 đã thiết kế một bộ lô-gô đồ án tượng trưng cho các môn thể thao. Tại thế vận hội lần thứ 19 năm 1968, thành phố Mê-hi-cô lại thiết kế một bộ lô-gô mới. Và năm 1972 thiết kế bộ lô-gô thứ 3, thế vận hội Mô-tê-rê-an năm 1976 tiếp tục sử dụng đồ án của thế vận hội Mu-ních. Thế vận hội năm 1980 và lần này lại thiết kế mới, nhưng biến đổi không lớn, cơ bản giống như năm 1972. Đồ án xuất hiện trong các tạp chí thể thao ở Trung Quốc hiện nay cơ bản là đồ án của bộ lô-gô năm 1972.