Do mấy kỳ thế vận hội gần đây tốn kém không ngừng gia tăng và sự quấy nhiễu của nhân tố chính trị đã làm cho các thành phố xin đăng cai thế vận hội ngày càng ít. Kỳ thế vận hội lần này vốn có hai thành phố xin đăng cai, ngoài Lốt An-giơ-lét ra, còn có Tê-hê-ran của I-ran. Nhưng do nhiều nguyên nhân Tê-hê-ran đã rút lui. Bởi vậy tại Hội nghị thường niên diễn ra ở A-ten của Ủy ban ô-lim-pích quốc tế năm 1978, Lốt An-giơ-lét giành được quyền đăng cai trong tình hình không có đối thủ. Năm 1932 Lốt An-giơ-lét từng đăng cai thế vận hội lần thứ 10, 52 năm qua đi, ngọn lửa thiêng lại được thắp sáng tại Lốt An-giơ-lét, trở thành thành phố thứ 3 đăng cai hai kỳ thế vận hội mùa hè tiếp sau Pa-ri và Luân Đôn.
Sau hội nghị A-ten, thành phố Lốt An-giơ-lét bắt đầu triển khai toàn diện việc trù bị, trước tiên thành lập ban trù bị, năm 1979 mời ông Pê-tơ 45 tuổi, nhà tài chính làm chủ tịch ban trù bị. Ông Pê-tơ không có tiếng tăm trong làng thể thao, có tầm nhìn xa trông rộng này đã thể hiện tài ba xuất sắc của mình và nổi tiếng thế giới trong công tác trù bị lần này, đặc biệt là trong việc quản lý tài chính.
Chi phí cho thế vận hội là rất lớn, nhất là trong mấy kỳ thế vận hội vừa qua. Ví dụ tại thế vận hội năm 1972, thành phố Mu-ních Đức đã chi một tỷ USD; năm 1976, Mô-tơ-rê-an Ca-na-đa chi hơn hai tỷ USD; năm 1980, Mát-xcơ-va chi hơn 9 tỷ USD. Ông Pê-tơ sau khi giữ chức chủ tịch ban trù bị đã đối mặt với một vấn đề nan giải là kinh phí đến từ đâu.
Thế vận hội Lốt An-giơ-lét là Đại hội thể thao cỡ lớn đầu tiên do dân gian đăng cai trong lịch sử thế vận hội kể từ năm 1896 đến nay. Vừa không được chính phủ tài trợ lại không được tăng thêm gánh nặng cho người đóng thuế, cộng thêm luật pháp của Mỹ cấm phát hành xổ số, một đồng xu cũng phải tự mình giải quyết. Ông Pê-tơ đã lãnh đạo ban trù bị từ hai bàn tay trắng tiến hành huy động vốn, áp dụng các biện pháp như: ký hiệp nghị tài trợ với các tập đoàn doanh nghiệp; bán quyền truyền hình và tiền bán vé; tiết kiệm chi tiêu, tận dụng đầy đủ các cơ sở hiện có, tận khả năng không xây mới các sân bãi thi đấu; không xây làng ô-lim-pích, thuê hai toà nhà ký túc xá của trường đại học để cho vận động viên và quan chức ăn nghỉ; tuyển bộ người tình nguyện phục vụ cho thế vận hội...
Tổng dự toán của Thế vận hội lần này là 450 triệu USD, ông Pê-tơ tính toán sẽ cân đối thu chi nhưng không ngờ vẫn còn lãi 150 triệu USD. Nhưng theo tư liệu công bố của ban tổ chức thì lãi tới 250 triệu USD, có người nói lãi 215 triệu USD. Ông Pê-tơ vì thế mà nổi tiếng, được mọi người gọi là thần kinh doanh thế vận hội. Với phương thức kinh doanh đặc biệt, ông Pê-tơ đã đóng góp to lớn cho thế vận hội vượt qua khó khăn, bởi vậy được Ủy ban ô-lim-pích quốc tế trao tặng huân chương vàng ô-lim-pích.
Ông Pê-tơ đã mở ra tiền lệ dân gian đăng cai thế vận hội, mặc dù một số cách làm của ông gây lên sự bàn cãi, ví dụ như chi phí cho chạy rước đuốc...những người tham gia chạy rước đuốc ở Mỹ cứ chạy một dặm đường phải đóng 3 nghìn USD, thế nhưng cách làm thương mại và tận dụng đầy đủ biện pháp thương mại này không những đã gợi ý cho các nước có kinh tế chưa phát triển đăng cai thế vận hội, đồng thời cũng mang lại sức sống phát triển cho phong trào ô-lim-pích. |