Các đô vật Liên Xô luôn giành thắng lợi tại mấy kỳ thế vận hội vừa qua cũng đã thể hiện xuất sắc tại thế vận hội lần này, cả thảy giành được 12 trong số 20 huy chương vàng của môn vật < 7 huy chương vàng vật tự do, 5 huy chương vàng vật cổ điển>, hai anh em Bê-lô-gơ-dốp đến từ Ca-ri-nin-grát Liên Xô gây lên sự chú ý của mọingười. Hai anh em sinh đôi này sinh ngày 16-9-1956, một người tên là A-na-tô-li, một người khác tên là Xéc-gây. Tuy là sinh đôi nhưng nét mặt của hai người không giống nhau mấy. A-na-tô-li gầy và nhỏ, chỉ cao 1,55 mét, nặng không đầy 52 kg; còn Xéc-gây lại rất to con, cao 1,68 mét, nặng 57 kg. Hai anh em đều giành được một huy chương vàng trong hạng cân của mình. Hai anh em sinh đôi đều giành huy chương vàng tại cùng một thế vận hội là điều cực kỳ hiếm thấy, từng một dạo trở thành giai thoại hay.
Đoàn Liên Xô tuy giành được thành tích rực rỡ trong môn vật, nhưng trong môn quyền Anh lại thua đậm, chỉ giành được một huy chương vàng trong 7 hạng cân tham gia. Các vận động viên Cu-ba gây tiếng vang lớn, giành được 6 huy chương vàng. Vận động viên Cu-ba Xtê-ven-xơn lần thứ 3 giành chức vô địch ở hạng cân 81 kg, trở thành người đầu tiên ba lần giành huy chương vàng tại thế vận hội trong cùng một hạng cân.
Đội Liên Xô giành được thành tích xuất sắc trong môn đua ngựa, cả thảy giành được 3 trong số 6 huy chương vàng. Vận động viên Áo Tô-rê-in 23 tuổi giành chức vô địch nội dung điều khiển ngựa, trở thành nữ vận động viên thứ 3 giành được vinh dự này tiếp sau vận động viên Cộng hoà Liên bang Đức và Thụy Sĩ. Trong số 3 vận động viên Liên Xô giành được chức vô địch đồng đội nội dung này cũng có một nữ vận động viên, chị là Mi-xê-vích 35 tuổi.
Trong các môn bóng, ngoài khúc côn cầu nữ ra, chức vô địch đều lọt vào tay các vận động viên Châu Âu, trong đó Đoàn Liên Xô giành được 4 huy chương vàng về bóng chuyên nam, nữ, bóng ném nữ và bóng rổ nữ. Đoàn Tiệp Khắc vô địch bóng đá nam, Đoàn Nam Tư vô địch bóng rổ nam và Đoàn Cộng hoà Dân chủ Đức vô địch bóng ném nam. Khúc côn cầu nam lọt về tay đội Ấn-độ, đương kim vô địch khóa trước, đây là lần thứ 8 đội Ấn-độ giành huy chương vàng tại thế vận hội kể từ năm 1928. Về khúc côn cầu nữ đã gây cú sốc bất ngờ. Đội Dim-ba-bu-ê vừa độc lập không lâu giành chức vô địch, làm chấn động làng thể thao thế giới, cũng là tin thời sự nóng bỏng tại thế vận hội lần này.
Tại thế vận hội lần này, Đoàn Liên Xô giành được 80 huy chương vàng, 69 bạc và 46 đông, xếp đầu bảng tổng sắp huy chương. Đây là kỳ thế vận hội Đoàn Liên Xô giành được nhiều huy chương vàng nhất kể từ năm 1952, cũng là quốc gia giành được nhiều huy chương vàng nhất trong một kỳ thế vận hội trong lịch sử thế vấn hội. Đoàn Cộng hoà Dân chủ Đức giành được 47 huy chương vàng, 37 bạc và 42 đồng, xếp thứ 2. Đoàn Bun-ga-ri 8 vàng, 16 bạc và 17 đồng, lần đầu tiên xếp thứ 3 tại thế vận hội.
Lễ bế mạc diễn ra vào ngày 3-8, do Mỹ phản đối, nên lần đầu tiên trong lễ bế mạc không kéo quốc kỳ Mỹ, nước đăng cai thế vận hội kỳ tới, mà thay vào đó là cờ thành phố Lốt An-giơ-lét.
Tại hội nghị Na-gô-ya Nhật tháng 10-1979, Ủy ban ô-lim-pích quốc tế đã khôi phục địa vị hợp pháp của Ủy ban ô-lim-pích Nước cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, nhẽ ra kể từ thế vận hội lần này các vận động viên Trung Quốc đã có thể chính thức tham gia thế vận hội. Được chính thức và tham gia hoàn chỉnh thế vận hội là nguyện vọng trong nhiều năm qua của các vấn động viên Trung Quốc kể từ ngày thành lập nước, nhưng để bảo vệ tinh thần ô-lim-pích và lợi ích quốc gia, họ đã phục tùng thông cáo ngày 24-4-1980 của Ủy ban ô-lim-pích Trung Quốc, không tham gia thế vận hội Mát-xcơ-va. |