Vài nét về CRI            Ban tiếng Việt Nam
Trang chủ | Chuyên đề | Thể dục thể thao | Nhà Trường | Hộp thư Ngọc Ánh | Bách Khoa TQ
 
Thời sự | Văn hoá | Du lịch | Vui chơi giải trí | Tổng hợp | Tin ảnh | Học tiếng Trung Quốc      Vào Trang Cũ >>
 
  Thế vận hội Mát-xcơ-va lần thứ 22 năm 1980-1
   2005-12-27 10:27:24    cri
Các thành phố xin đăng cai Thế vận hội lần thứ 22 chỉ có Mát-xcơ-va Liên Xê và Lốt An-giơ-lét Mỹ. Hội nghị Ủy ban Ô-lim-pích Quốc tế lần thứ 75 họp tháng 10-1974 quyết định do thành phố Mát-xcơ-va đăng cai thế vận hội lần này.

Mát-xcơ-va là thành phố cổ với hơn 800 năm lịch sử, sông Mát-xcơ-va chảy xuyên qua thành phố, là thủ đô và trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của Liên Xô. Tháng 3-1975 Mát-xcơ-va thành lập Ủy ban trù bị thế vận hội, xây dựng và cải tạo nhiều cơ sở thể thao cũ, khiến cho các sân bãi và cơ sở thể thao của Mát-xcơ-va có bước phát triển lớn.

Theo thống kê, số sân vận động lớn đã từ hơn 50 tăng lên tới gần 70, bể bờ từ hơn 30 tăng lên tới hơn 60, Nhà thể thao từ hơn 1300 tăng lên tới 1600, v.v. Bên cạnh đó còn tu sửa nhiều kiến trúc thành phố, cải thiện mạng lưới giao thông. Các phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài đưa tin Liên Xô đăng cải thế vận hội lần này cả thảy tiêu tốn khoảng 9 tỷ USD, là mức cao nhất trong lịch sử đăng cai thế vận hội.

Thế vận hội lần này diễn ra từ ngày 19-7 đến ngày 3-8-1980, đúng với thời gian diễn ra thế vận hội lần thứ 15. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử thết vận hội có hai kỳ trùng khớp thời gian với nhau. Thế vận hội lần thứ 15 là lần đầu tiên Liên Xô tham gia, đánh dấu Phong trào ô-lim-pích của Liên Xô bước vào thời kỳ phát triển mới. Qua đó cho thấy sự trùng hợp về thời gian diễn ra của hai kỳ thế vận hội này không phải là ngẫu nhiên mà là sự sắp xếp kỳ công của ban tổ chức.

Các hoạt động chủ yếu tại thế vận hội lần này gồm lễ khai mạc, bế mạc, điền kinh, chung kết bóng đá...diễn ra tại sân vận động Trung ương Lê-nin có sức chứa hơn 100 nghìn khán giả. Các môn thi đấu như bơi lội, bóng nước, thể dục dụng cụ, bóng rổ, bóng chuyền...diễn ra ở các cung thể thao ở gần sân vận động Trung ương. Sân vận động Trung ương và 14 nhà thi đấu thể thao trực thuộc cả thảy có sức chứa 200 nghìn khác giả. Môn thuyền buồm thi đấu tại thủ đô Ê-xtô-ni-a, một cơ sở thể thao môn thuyền buồm có hơn 90 năm lịch sử được thành lập tại đây.

Môn bóng đá tại Thế vận hội trước kia là tổ chức tại thành phố đăng cai, nhưng mấy kỳ thế vận hội gần đây các trận đấu loại được tổ chức tại các thành phố khác. Chẳng hạn tại thế vận hội Mê-hi-cô năm 1968 đã tổ chức tại 5 thành phố, thế vận hội Mu-ních năm 1972 cũng tổ chức tại 5 thành phố, thế vận hội Mông-tơ-rê-an tổ chức tại 4 thành phố...Các trận thi đấu bóng đá tại Thế vận hội Mát-xcơ-va ngoài trận bán kết và chung kết thi đấu tại sân vận động Trung ương ở Mát-xcơ-va ra, các trận thi đấu khác đều tổ chức ở các sân vận động Lê-nin Grát có sức chứa 80 nghìn khác giả, sân vận động Nước cộng hoà ở Ki-ép có sức chứa 100 nghìn khán giả và sân vận động Đi-na-mô ở Min-xcơ có sức chứa 50 nghìn khác giả.

Thế vận hội lần này cũng khá long trọng nhưng mọi người vẫn bị bao trùm trong một bầu không khí không vui. Từ khi Phong trào ô-lim-pích được khôi phục năm 1894 đến nay đã trải qua bao sóng gió. Nhưng thế vận hội Mát-xcơ-va lần này gặp phải trắc trở là nghiêm trọng nhất, đe dọa tới sự phát triển của phong trào ô-lim-pích. Do Liên-xô đưa quân xâm lược Áp-ga-ni-xtan vào trước đêm Nô-en năm 1979, chà đạp các nguyên tắc của luật pháp quốc tế nên đã mang lại ảnh hưởng nghiêm trọng cho Thế vận hội.