Qua đời và lăng mộ
Ngày 15 tháng Mười một năm 1908, Từ Hi thái hậu qua đời tại Điện Nghi Loan (中海仪鸾殿) ở Trung Nam Hải, sau khi đã ấn định Phổ Nghi làm người kế vị. Bà qua đời chỉ một ngày sau cái chết đột ngột của vua Quang Tự.
Ngày 4 tháng Mười một năm 2008, một cuộc giám định pháp y đã kết luận hoàng đế chết vì bị đầu độc bằng thạch tín. Tờ China Daily dẫn lời một nhà sử học, Dai Yi, suy đoán Từ Hi có thể đã biết trước mình không còn sống được bao lâu nữa nên quyết định trừ khử Quang Tự để ngài không thể tiếp tục các biến pháp canh tân. CNN gần đây cũng công bố nồng độ thạch tín trong di hài của Quang Tự cao gấp 2,000 lần người bình thường.
Bên trong lăng mộ của Từ Hi thái hậuTừ Hi thái hậu được hợp táng cùng với Từ An thái hậu trong Định Đông Lăng (东定陵), thuộc quần thể Thanh Đông Lăng (清东陵) cách Bắc Kinh 125km về phía đông. Cụ thể, nguyên tên của lăng mộ là Phổ Đà Dục Định Đông Lăng (菩陀峪定东陵) lấy từ tên của Phổ Đà sơn, một trong Trung Hoa tứ đại Phật giáo danh sơn. Ngoài ra, lăng nằm ở phía đông của Định Lăng - nơi yên nghỉ của Hàm Phong hoàng đế.
Tranh màu vẽ Từ Hi Thái HậuTừ Hi thái hậu, vốn không hài lòng với lăng mộ ban đầu, đã cho phá bỏ và xây mới hoàn toàn năm 1895. Tòa lăng mới là một phức hợp lộng lẫy xa hoa gồm nhiều đền đài, lầu các được dát vàng. Trên dầm và mái hiên treo vô số đồ trang trí bằng đồng và vàng ròng. Tháng Bảy năm 1928, lăng mộ của Từ Hi bị khai quật bởi quân đoàn của Tôn Điện Anh - một tướng của Quốc Dân đảng. Những kẻ xâm nhập đã lấy đi các vật dụng trang trí có giá trị, cũng như dùng pháo binh mở đường vào nơi chôn cất quan tài, vứt xác của Từ Hi thái hậu (được kể là vẫn còn nguyên vẹn) xuống nền nhà, và vơ vét tất cả đồ tùy táng. Trong số đó nổi tiếng nhất là viên minh châu lớn đặt trong miệng của Từ Hi để bảo quản xác chết không bị hư hoại. Có thuyết cho rằng viên minh châu đã được tặng cho Tống Mỹ Linh - phu nhân của quốc trưởng Quốc Dân đảng Tưởng Giới Thạch - và được bà sử dụng để trang trí cho đôi giày dạ tiệc của mình, tuy nhiên việc này chưa được kiểm chứng.
Tháp tưởng niệm bên ngoài lăng mộ của Từ Hi thái hậu.Sau năm 1949, quần thể lăng mộ của Từ Hi thái hậu được khôi phục và bảo tồn bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và cho tới nay vẫn là một trong những lăng mộ hoàng gia ấn tượng nhất ở Trung Quốc.
Nhận định
Theo khuynh hướng của những người theo chủ nghĩa dân tộc, sử sách thường miêu tả Từ Hi thái hậu như một bạo chúa và phải chịu trách nhiệm cho sự suy tàn của Trung Hoa cuối thế kỷ 19. So với một nhà lãnh đạo cùng thời khác là Thiên Hoàng Minh Trị, Từ Hi ích kỷ hơn do nghĩ đến lợi ích cá nhân nhiều hơn. Bà đã nhiều lần sử dụng quốc khố cho mục đích riêng. Các cung điện, hoa viên, cũng như chi tiêu của bà được đánh giá là quá xa hoa tốn kém trong bối cảnh Trung Quốc đang trên bờ vực phá sản. Dù nổi tiếng thông minh nhưng do ít học và thiếu nhiều kiến thức về tình hình quốc tế - tương tự các vua nhà Thanh trước đó như Đạo Quang hay Hàm Phong - nên bà có tầm nhìn hạn hẹp và tư duy bảo thủ hơn so với Minh Trị. Tuy nhiên, các nhà sử học cho rằng bước ngoặt đáng kể của lịch sử Trung Quốc, đánh dấu sự suy tàn của đế chế Đại Thanh, lại xảy ra khi Từ Hi đã lui về nghỉ ở Di Hòa Viên. Đó là lúc chiến tranh Thanh - Nhật bùng nổ dưới sự chấp chính của Quang Tự. Nhà Thanh sau đó phải bồi thường cho Nhật một khoản tiền khổng lồ, làm khánh kiệt quốc gia. Từ Hi buộc phải quay lại chấp chính để khắc phục những hậu quả do sự cai trị kém cỏi của hoàng đế.
Từ Hi nổi tiếng với những cuộc thanh trừng đối thủ một cách tàn bạo. Một cuộc khảo cổ gần đây hé lộ nguyên nhân cái chết của vua Quang Tự là do bị đầu độc bằng thạch tín. Ngoài ra còn nhiều ví dụ khác như việc xử tử Túc Thuận, ép Hiếu Triết Nghị Hoàng hậu của vua Đồng Trị phải tự sát, hay cái chết mờ ám của Trân Phi. Tuy nhiên, ngay cả các bậc quân vương nổi tiếng khác trên thế giới như nữ hoàng Elizabeth I, Augustus Caesar cũng có những cuộc thanh trừng đẫm máu như vậy để củng cố quyền thống trị của mình. Thậm chí, so với một lãnh tụ nổi tiếng khác của Trung Quốc là Mao Trạch Đông, người đã tàn sát hàng trăm, thậm chí hàng ngàn người, thì những đả kích nhắm vào một mình Từ Hi dường như không hợp lý. Những ý kiến gần đây cho rằng các nhận xét tiêu cực về sự cai trị và cuộc sống riêng của Từ Hi đều mang màu sắc của nạn phân biệt nam - nữ, như trong trường hợp các nhà sử học Khổng giáo chỉ trích Võ Tắc Thiên.
Thậm chí khi so với Võ Tắc Thiên, giai đoạn của Từ Hi có phần bất lợi hơn. Võ Tắc Thiên lên ngôi giữa lúc nhà Đường đang thịnh trị, trong nước nông nghiệp phát triển, bên ngoài mở mang bờ cõi. Thời của Từ Hi, Trung Quốc chứng kiến sự xâm nhập mạnh mẽ của các đế quốc phương Tây. Ngoài ra, những vấn đề nghiêm trọng nhất của xã hội, như nạn thuốc phiện, tham nhũng, quan liêu, cùng với khởi nghĩa nông dân Thái Bình Thiên Quốc, đều đã diễn ra từ các triều vua trước đó. Khi so với Thiên Hoàng Minh Trị, Từ Hi cai quản một đất nước với lãnh thổ rộng lớn hơn, dân số đông hơn, bộ máy hành chính cồng kềnh hơn, và dĩ nhiên là miếng mồi béo bở hơn cho các cường quốc Âu - Mỹ lao vào xâu xé. Ảnh hưởng của Nho giáo tại Nhật Bản cũng không thâm căn cố đế như ở Trung Quốc, nên các cải cách cũng phần nào dễ dàng hơn. Do vậy, sự sụp đổ của nhà Thanh nói riêng và chế độ phong kiến nói chung ở Trung Quốc là hệ quả mang tính thời đại hơn là do ảnh hưởng cá nhân của Từ Hi thái hậu.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |