
Theo đà kinh tế phát triển, giao thông của địa phương cũng có sự biến đổi to lớn, có rất nhiều thôn xóm đã có đường quốc lộ, có xe hành khách đến tận thôn, chính quyền địa phương còn làm cầu treo ở chỗ mà trước đây treo dây cáp.
Chị Ni-ma-la-mu cho phóng viên biết: "Tôi không cần phải trượt dây cáp qua sông Lan Thương đưa thư nữa, bà con địa phương cũng không còn phải lo lắng mình hay con cháu ngã xuống sông." Các thôn xóm đã có điện, có nhiều gia đình đã xây nhà mới, đời sống của người dân vùng dân tộc Tạng không ngừng được nâng cao. Cuộc đời của gia đình chị Ni-ma-la-mu cũng có sự thay đổi to lớn, có nhiều đồ điện gia dụng, như: ti vi, tủ lạnh v.v. Chồng chị Ni-ma-la-mu còn mua một chiếc xe ô tô 7 chỗ ngồi, làm vận chuyển. Gặp lúc bưu kiện nhiều, mà thời gian lại gấp, chồng chị lái xe của gia đình cùng chị đi đưa thư. Tuy cuộc sống đã khá giả, nhưng chị Ni-ma-la-mu vẫn làm tốt công tác đưa thư. Chiếc túi đưa thư của chị như túi thuốc, túi kim chỉ và cửa hàng tạp hóa nhỏ của bà con dân tộc Tạng. Bà con khen ngợi chị Ni-ma-la-mu không những đưa thư, đưa tin tức ở bên ngoài đến cho bà con, mà còn mang đến cho bà con tình thương yêu đầm ấm. Chị Ni-ma-la-mu mua sách bút cho các em học sinh là một ví dụ. Nhắc đến việc này, chị Ni-ma-la-mu nói: "Bây giờ đồng lương khá rồi, cộng thêm tiền thưởng của các niềm vinh dự mà bà con dành cho tôi, nên tôi tùy theo khả năng của mình mua sách bút cho các cháu."
Chị Ni-ma-la-mu nói với phóng viên: "Các em là tương lai của quê hương chúng tôi. Tôi mong các em đều được cắp sách đến trường, học được nhiều điều bổ ích, lớn lên xây dựng quê hương càng thêm giàu đẹp. Tôi chỉ làm những việc nhỏ nhặt, chỉ là đóng góp sức nhỏ bé của mình cho quê hương." Cũng chính vì vậy, tháng 8 hàng năm khi đưa giấy báo nhập học của các em, chị Ni-ma-la-mu không quản nhọc nhằn vất vả đưa đến tận tay cho các em, tháng 8 là thời kỳ vất vả nhất, nhưng lại là lúc chị cảm thấy vui vẻ nhất.
<< 1 2 3 >>