• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Chi phí sinh hoạt tại Bắc Kinh, Thượng Hải cao hơn Niu-oóc, Pa-ri

    2014-01-09 16:13:11     cri


    Các bạn thân mến, mới đây Công ty Nguồn Nhân lực toàn cầu ECA ra Báo cáo cho biết, trong Bảng xếp hạng chi phí sinh hoạt tại các thành phố trên thế giới, thì Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến lần lượt xếp thứ 15, 18, 38 và 40 thế giới. Còn Pa-ri và Niu-oóc "xem chừng rất đắt" lại chỉ xếp thứ 29 và 33, đứng sau Bắc Kinh và Thượng Hải. Cư dân mạng đồng loạt nói đùa rằng cuối cùng thì xếp hạng của chúng ta đã vượt lên trước rồi, đồng thời cũng chia sẻ những áp lực để tồn tại hiện nay của mình. Bản báo cáo này có thật là liên quan chặt chẽ với chúng ta hay không? Chí phí sinh hoạt thực sự ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến ra sao? Xin mời các bạn đón nghe tiết mục Lăng kính cuộc sống hôm nay của chúng tôi và nêu quan điểm của các bạn. Địa chỉ e-mail của chúng tôi là: vie@cri.com.cn

    A:Giá thành sinh hoạt của các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến của Trung Quốc đều đứng trong Top 50 thành phố đắt đỏ nhất thế giới, trong đó, Bắc Kinh, Thượng Hải và Quảng Châu còn đứng trong Top 10 thành phố đắt đỏ nhất châu Á. Gần đây, Cơ quan Tư vấn Nguồn nhân lực quốc tế ECA đã công bố một kết quả điều tra cho thấy, đối với những người được cử ra nước ngoài làm việc mà nói, thành phố Ca-ra-cát của Vê-nê-xu-ê-la là thành phố có giá sinh hoạt đắt đỏ nhất trên thế giới, ở khu vực châu Á, Tô-ky-ô xếp thứ 10, các thành phố Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thâm Quyến của Trung Quốc đại lục lần lượt xếp thứ 15, 18, 38 và 40 trên thế giới.

    B:Là báo cáo thuộc phạm trù nguồn nhân lực, báo cáo của ECA dùng để xác định tiền trợ cấp cho các công ty xuyên quốc gia. Trong những năm gần đây, các cơ quan liên tục công bố điều tra giá thành sinh hoạt trên toàn cầu, các phương tiện truyền thông cũng đang theo sát để đưa tin kịp thời, mọi người thường xuyên kêu ca về vấn đề này, nhưng có một sự thật dễ bị coi nhẹ, đó là bất kể là báo cáo do ECA công bố, hay là báo cáo được các phương tiện truyền thông trích dẫn, thường đều là do các công ty tư vấn nguồn nhân lực lớn quốc tế công bố. Tại sao những cơ quan nguồn nhân lực này lại làm việc này nhỉ? Không phải để người dân bình thường đọc, mà là cho các công ty xuyên quốc gia tham khảo, để "giúp các công ty xuyên quốc gia quyết định mức tiền phụ cấp khi cử nhân viên làm việc tại nước ngoài, để đảm bảo cho cuộc sống của họ". Anh có nhận xét gì về vấn đề này?

    C:Cá nhân tôi cho rằng, cần phải thêm định ngữ "những người được cử ra nước ngoài" ở đằng trước "chi phí sinh hoạt" của Công ty Nguồn nhân lực toàn cầu ECA thì đúng hơn, chứ không thể hoàn toàn đồng nghĩa với chi phí sinh hoạt của người dân. Những người được cử ra nước ngoài của cơ quan cỡ lớn nước ngoài, thường có yêu cầu khá cao đối với chất lượng cuộc sống, chi phí khá lớn. Đây là vì vùng tụt hậu tài nguyên khan hiếm, anh phải bỏ ra giá cao hơn mới mua được sản phẩm tốt, viên chức nước ngoài Luanda có chi phí sinh hoạt cao là vì "sản phẩm nhập khẩu giá thành đắt". Ngoài ra, lấy ví dụ thuê nhà, tại một số nước có xung đột nội bộ trong nước ở châu Phi, cư dân địa phương đương nhiên nhà ở rất tuỳ tiện, không tốn bao nhiêu tiền, nhưng người nước ngoài yêu cầu đảm bảo an ninh, nên tiền thuê nhà ở rất đắt. Bởi vậy, chỉ dựa theo đó nói "chi phí sinh hoạt cư dân" ở Bắc Kinh, Thượng Hải cao hơn Niu-oóc, Pa-ri, có chút độc đoán. Trong bản báo cáo này còn nhắc đến, tại Bắc Kinh mua một chiếc vé xem phim mất khoảng 90 tệ, đắt hơn Hồng Công 30 tệ, đắt hơn Xin-ga-po 40 tệ. Điều này không đúng lắm, bây giờ còn có mấy người cư dân địa phương chịu bỏ ra 90 tệ để đi xem phim, mua theo nhóm là cách mua vé xem phim giá rẻ, thường chỉ khoảng 30 tệ, giá vé 90 tệ có khi chỉ để bán cho người nước ngoài thì đúng hơn.

    A:Được biết, báo cáo lần này của cơ quan ECA còn điều tra thêm vấn đề giá cả thức ăn như lương thực, dầu ăn, tạp hóa, sản phẩm sữa, thịt và cá, trái cây và rau-củ-quả; hay những nhu cầu cơ bản như nước giải khát, thuốc lá, tạp hoá, dịch vụ, cũng như nhu yếu phẩm bình thường như quần áo, sản phẩm điện tử, ô tô, đi ăn nhà hàng. Tuy nhiên, còn rất nhiều khoản chi tiêu quan trọng không nằm trong cuộc điều tra lần này, chẳng hạn như nhà ở, sự nghiệp công cộng (tiền điện, tiền nước, khí đốt), mua ô tô và tiền học phí. Vậy anh TL có biết vì sao những chi tiêu ảnh hưởng lớn đến giá thành sinh hoạt lại không được thống kê không ạ?

    C:Bởi vi Công ty Nguồn Nhân lực toàn cầu ECA cho rằng những danh mục này đã có phụ cấp trong tiền lương của những người làm việc ở nước ngoài, bởi vậy không cần bao gồm trong điều tra chính nhằm đưa ra quy định về các khoản phụ cấp. Thiếu những danh mục quan trọng này, giá trị tham khảo thực tế trong bản Báo cáo của Công ty Nguồn Nhân lực toàn cầu ECA đương nhiên phải bị trừ hao.

    Nhìn từ góc độ của "người làm việc nước ngoài", chi phí sinh hoạt ở Bắc Kinh, Thượng Hải từ lâu đã cao hơn Niu-oóc rồi. Cũng may bản Báo cáo của Công ty Tư vấn Nhân sự William Mercer—một Công ty Tư vấn quản lý Nguồn Nhân lực nổi tiếng khác trên thế giới rất toàn diện. "Xếp hạng thành phố điều tra chi phí sinh hoạt thế giới" của Công ty này không những đã xem xét đến chi phí tương đối của hơn 200 danh mục bao gồm giao thông, thực phẩm, quần áo, đồ gia dụng cùng nghỉ ngơi thư giãn v.v, còn chuyên môn ra Báo cáo chi phí nhà ở, đồng thời chỉ rõ chi phí nhà ở thông thường là chi phí lớn nhất của chủ doanh nghiệp, và nó đã đóng vai trò chính trong xác định xếp hạng thành phố.

    B:Trong báo cáo của Công ty tư vấn William Mercer theo cách điều tra báo cáo của công ty này, kể từ năm 2010, giảthành sinh hoạt ở thành phố Bắc Kinh và Thượng Hải đã vượt thành phố Niu-oóc Mỹ, hơn nữa khoảng cách này ngày càng lớn. Xét từ góc độ của "cư dân địa phương", xếp hạng các thành phố Trung Quốc trong Bảng xếp hạng giá thành các thành phố trên toàn cầu do Công ty tư vấn William Mercer công bố, kết luận nhìn chung là như nhau. Về cuộc điều tra giá thành sinh hoạt của người dân bình thường, các thành phố Trung Quốc cũng đang vượt các thành phố quốc tế. Anh có nhận xét gì về vấn đề này?

    C:Nếu chi phí sinh hoạt cung cấp dịch vụ cho người nước ngoài này của Công ty Nguồn Nhân lực toàn cầu ECA và Công ty Tư vấn Nhân sự William Mercer, còn có khoảng cách nhất định với cuộc sống hàng ngày của cư dân bình thường, thì chúng ta có thể tham khảo Chỉ số giá sinh hoạt thế giới hàng năm của Cơ quan Nghiên cứu kinh tế toàn cầu EIU, thuộc Tạp chí "Nhà kinh tế". Chỉ số này công bố vào quý một hàng năm, thông qua giá của hơn 400 mặt hàng như điện, nước, khí đốt, tiền thuê nhà, hàng bán lẻ và dịch vụ v.v, thống kê chi phí sinh hoạt của cư dân thành thị 131 thành phố trên thế giới, chứ không phải chi phí sinh hoạt của người nước ngoài sống ở những thành phố này. Năm 2013, xếp hạng của Thượng Hải là thứ 30 thế giới, còn của Niu-oóc và Pa-ri cùng xếp thứ 27, Thượng Hải bám sát Niu-oóc. Còn năm 2012, xếp hạng của Thượng Hải cao hơn Niu-oóc. Có thể thấy bất kể thay đổi ra sao, cục diện chi phí sinh hoạt ở các thành phố chính Trung Quốc đuổi kịp và vượt các thành phố lớn trên thế giới đã trở thành việc không thể tránh khỏi.

    B:Nếu nói con số điều tra của tạp chí "Nhà Kinh tế học" còn chưa đủ đánh giá trực quan về bảng xếp hạng, thì ngoài xem xét vấn đề vật giá tính theo đồng đô-la Mỹ ra, còn phải bổ sung thêm chỉ tiêu thực lực kinh tế thành phố, đưa ra một bảng xếp hạng mang tính tổng hợp, trên mạng In-tơ-nét, còn có nhiều cư dân mạng chủ động tham gia thống kê vật giá của các thành phố.

    1 2
    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>