• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Câu chuyện của 3 nông nô Tây Tạng đứng lên làm chủ

    2011-07-26 17:11:52     cri

    Năm nay là kỷ niệm 60 năm Ngày giải phóng hòa bình Tây Tạng. 60 năm qua, xã hội và cuộc sống của nhân dân Tây Tạng đã có biến đổi sâu sắc. Trong chương trình Trung Quốc ngày nay, Hùng Anh và Hải Vân xin mời quý vị và các bạn đến thăm Tây Tạng, lắng nghe câu chuyện của 3 cụ già trải qua chế độ nông nô. Trước cải cách dân chủ Tây Tạng năm 1959, các cụ từng là một trong hàng triệu nông nô Tây Tạng. Hơn 50 năm qua, sự tàn khốc của xã hội chế độ nông nô phong kiến và cuộc sống hạnh phúc đứng lên làm chủ sau giải phóng, là kỷ niệm sâu sắc không sao phai mờ trong cuộc đời các cụ.

    Hùng Anh: "Câu chuyện hàng ngày, tiêu điểm truyền thông, điểm nóng xã hội, giới thiệu về một Trung Quốc chân thực", hoan nghênh quý vị và các bạn theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay, tôi là Hùng Anh.

    Hải Vân: Trung Quốc ngày nay, bắt nhịp hơi thở xã hội Trung Quốc. Cảm ơn các bạn đã có mặt bên máy thu thanh của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Tôi là Hải Vân.

    Hùng Anh: Quý vị và các bạn thân mến, trong chương trình Trung Quốc ngày nay, chúng tôi xin mời quý vị và các bạn đến thăm Tây Tạng, lắng nghe câu chuyện của 3 cụ nông nô Tây Tạng đứng lên làm chủ.

    Hải Vân: Vâng, trước hết, chúng tôi xin kể câu chuyện của cụ Wang Dui 75 tuổi ở Le Bu Gou huyện Cuo Na, cụ từng là một trong những nông nô Tây Tạng cũ.

    Hùng Anh: Quê hương của cụ Wang Dui là Le Bu Gou, nằm ở huyện Cuo Na Khu Tự trị Tây Tạng Trung Quốc. Những cánh rừng nguyên sinh bất tận và đồng cỏ phì phiêu cũng như ruộng mạch thanh khoa nhấp nhô như sóng biển là ấn tượng nổi bật nhất của vùng này. Cụ Wang Dui nói, hơn 50 năm trước, tài nguyên phong phú của quê hương thực ra đâu có thuộc về mình, nó chỉ thuộc về hai chủ nông nô của vùng này.

    "Lúc bấy giờ Le Bu Gou có hai chủ nông nô. Từ đỉnh núi cho đến cả một Le Bu Gou, họ chiếm hết. Le Bu Gou có đất có thể trồng, nhưng lương thực mà nông nô chúng tôi thu hoạch không thuộc chúng tôi, đất và lương thực đều thuộc về chủ nông nô".

    Hải Vân: Công việc lúc bấy giờ của cụ là chăn thả, làm ruộng, mài bình ngửi thuốc lá, giặt quần áo, gánh nước v.v cho chủ nông nô, có những lúc thậm chí phải làm "bậc" để chủ nông nô dẫm chân lên ngựa.

    Cụ nói, cuộc sống lúc bấy giờ khổ không tả xiết, quần áo vá chằng vá đụp, thậm chí không có được một mụn vải để khâu vá quần áo, buộc phải lấy ít da thú che thân. Lúc bấy giờ, đói khát luôn đe dọa đến sự sống của nông nô, có người thậm chí bị chết đói bên đường. Cụ Wang Dui nói:

    "Tôi tận mắt chứng kiến có nông nô bị chết đói ngay trước mắt tôi. Trước khi chết, họ đều nói: nếu bây giờ có một miếng bánh để ăn, tôi có thể đứng dậy, tôi cần phải sống'."

    Hùng Anh: Nghe cụ kể cuộc sống của nông nô lúc bấy giờ thật là thương tâm. Cụ Wang Dui lúc bấy giờ ở chung với 7 nông nô khác trong một căn nhà tối đen, chật chội, cụ còn nhớ căn nhà lúc bấy giờ chỉ có một cửa sổ nho nhỏ, nếu có ánh trăng chiếu vào, cụ bụng đói lép kẹp cũng sẽ nhìn chằm chằm vào cái bát không của mình.

    Để tiếp tục sống, nông nô ăn không đủ no thỉnh thoảng lén lút làm một số đồ thủ công trong đêm, mang ra vùng núi đổi lấy một ít thức ăn với người khác, nhưng làm như vậy rất nguy hiểm, nếu bị chủ nông nô phát hiện, sẽ bị đánh một trận thập tử nhất sinh, thậm chí bị đánh chết.

    "Nông nô ra ngoài đổi thức ăn, nếu bị chủ nông nô phát hiện thì sẽ bị đánh, đánh đến mức bò lê bò càng không cất bước được, còn có người bị đánh chết".

    Cụ Wang Dui nói, chú và em trai cụ chính là bị chủ nông nô đánh chết như vậy.

    Hải Vân: Trong con mắt đông đảo nông nô như cụ Wang Dui, chuyện bị đánh cũng như nhịn đói đều khiến họ cảm thấy khủng khiếp. Mang đồ tự làm ra đổi chút thức ăn với người khác bị đánh, làm việc không đúng ý chủ cũng bị đánh, chăn thả làm mất vài con gia súc cũng bị đánh... trong con mắt chủ nông nô, nông nô chỉ là gia súc biết nói, quyền quyết định sống còn đều nằm trong tay chủ nông nô. Ở Tây Tạng cũ, cụ Wang Dui và người thân, bạn bè đều phải sống trong nỗi khiếp sợ như vậy.

    Hùng Anh: Khi nông nô sống cuộc sống trong cảnh nước sôi lửa bỏng như vậy thì cuộc sống của chủ nông nô ra sao? Tại làng Ban Jue Lun Bu huyện Jiang Zi Tây Tạng cách Le Bu Gou vài trăm cây số, có một trang trại chủ nông nô nổi tiếng, đó là Trang trại Pa La, trang trại từng là nhà của gia tộc Pa La, quý tộc lớn Tây Tạng, hiện nay đã trở thành điểm du lịch.

    Hải Vân: Trang trại Pa La là trang trại quý tộc Tây Tạng cũ bảo tồn hoàn chỉnh duy nhất Tây Tạng hiện nay. Trang trại trên dưới ba tầng, diện tích vào khoảng 5000 mét vuông, trông rất hoành tráng. Đi vào trang trại, có kinh đường, phòng ánh sáng mặt trời, phòng khách, phòng ngủ đầy đủ.

    Hùng Anh: Trong nhà trang trí nội thất rất sang trọng, bài trí cầu kỳ. Trong tủ còn trưng bầy đồ xa xỉ như đồng hồ Ô-mê-ga, Rô-lếch cao cấp, áo da chồn cũng như thức ăn quý, bát đĩa, rượu nhập khẩu, dấm trắng nhập khẩu v.v do gia tộc Pa La để lại. Ở Tây Tạng cách đây 50, 60 năm, sở hữu những đồ dùng như vậy, nhất là đồ nhập khẩu, là chuyện rất xa xỉ. Cuộc sống giải trí của chủ trang trại Pa La cũng rất phong phú, đánh cầu lông, đánh bóng bàn, trượt băng, du lịch...

    Hải Vân: Cuộc sống thê thảm của nông nô và cuộc sống xa hoa của chủ nông nô, là bức tranh chân thực của Tây Tạng cũ trong chế độ nông nô phong kiến. Trước khi thực hiện Cải cách Dân chủ năm 1959, Tây Tạng ở vào xã hội chế độ nông nô phong kiến chính giáo hợp nhất, tăng lữ và quý tộc nắm quyền trong thời gian dài. Theo sử sách, ở Tây Tạng cũ, quan chức, quý tộc và tăng lữ cấp cao nhà chùa chiếm chưa đầy 5% dân số nhưng lại nắm giữ hầu hết toàn bộ đất canh tác, đồng cỏ chăn nuôi và tuyệt đại đa số gia súc gia cầm. Trong khi đó 95% nông nô không những không có ruộng đất và gia súc gia cầm, còn phải làm lao động nặng nhọc cho chủ nông nô, bị bóc lột tàn khốc, lúc nào cũng sống trong bóng đen đói khát, bị đánh đập tàn nhẫn.

    Hùng Anh: Hoan nghênh quý vị và các bạn tiếp tục theo dõi chương trình Trung Quốc ngày nay, hôm nay chúng tôi xin kể câu chuyện của 3 cụ nông nô ở Tây Tạng cũ đứng lên làm chủ. Vừa rồi chúng tôi đã kể câu chuyện của cụ Wang Dui ở Le Bu Gou. Bây giờ xin kể câu chuyện của cụ Dan Zeng.

    Hải Vân: Cụ Dan Zeng năm nay 67 tuổi, làm 7 năm nông nô tại Trang trại Pa La. Nơi ở của nông nô trong Trang trại Pa La ra sao, chúng ta nghe cụ Dan Zeng miêu tả. Theo cụ kể lại, đó là một nhà vườn nhỏ, nằm đối diện với Trang trại Pa La, khác một trời một vực so với trang trại Pa La xa hoa. Nhà vườn có khoảng 10 căn phòng, mỗi căn phòng đều rất thấp và hẹp, cơ bản không có đồ gia dụng. Căn nhà lớn nhất có 14 mét vuông, nhỏ nhất chỉ có 4 mét vuông. Nhưng cụ Dan Zeng và bố mẹ cũng như 13 hộ gia đình khác cả thảy hơn 60 nông nô đều sinh sống ở đấy.

    "Lúc ấy ở nhà thấp lè tè, không gian cũng chật hẹp, trong nhà không có gì".

    Hùng Anh: Trong 7 năm ở Trang trại Pa La, cụ Dan Zeng chủ yếu làm công việc chăn thả. Hàng ngày trời chưa sáng, cụ phải đuổi hơn 1000 con cừu đến điểm chăn thả quy định của Trang trại để ăn cỏ. Cho đến màn đêm buông xuống mới được về nhà. Lúc mệt chỉ có thể chợp mắt một lát trong bãi chăn thả, nhưng lại sợ bị mất cừu khi mình ngủ gật.

    "Khi chăn cừu cho Trang trại Pa La, tôi sợ nhất là bị mất cừu, bởi vì mỗi ngày về nhà, người giúp việc Trang trại sẽ đếm từng con một. Nếu mất con nào sẽ bị trừng phạt".

    Để trừng phạt nông nô, Trang trại Pa La có các loại dụng cụ cùm, roi v.v. Chủ nông nô chỉ cần không hài lòng một tý là sẽ thượng cẳng chân, hạ cẳng tay, quất roi, tát mặt, vả miệng nông nô. Một khi nông nô phạm phải sai lầm nghiêm trọng, chủ nông nô thậm chí thi hành hình phạt cực kỳ tàn khốc như xẻo mũi, chặt chân nông nô.

    Hải Vân: Nghe thật là khủng khiếp rùng rợn.

    Hùng Anh: Bởi vậy, cụ Dang Zeng hết sức cẩn thận khi đi chăn cừu. Lúc buồn ngủ thì đóng giầy để giết thời gian. Đóng xong giầy có lúc còn có thể lén lút mang đi bán, kiếm ít tiền. Cụ Dang Zeng nói, cụ rất may mắn, vì làm bất cứ việc gì đều rất thận trọng, trong ngày làm việc tại Trang trại Pa La, cụ và bố mẹ cụ không bao giờ bị đánh.

    Hải Vân: Thật may cho cụ Dan Zeng. Thế nhưng một cụ nông nô khác cũng tên là Wang Dui ở huyện Zha Nang Tây Tạng thì không được may mắn như cụ Dan Zeng, câu chuyện của nhân vật thứ ba trong chương trình hôm nay chính là cụ Wang Dui.

    1 2
    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>