Nghe Online I >> Nghe Online II >> Nghe Online III >>
Lệ Quyên: Quý vị và các bạn thính giả thân mến, hoan nghênh quý vị và các bạn đón nghe Chương trình đặc biệt nhân dịp Tết Trung thu hôm nay của Đài chúng tôi. Tôi là Lệ Quyên.
Hùng Anh: Tôi là Hùng Anh. Quý vị và các bạn thân mến, cùng góp mặt trong chương trình hôm nay còn có một số khách mời từ Việt Nam sang, đó là anh Tuấn, cán bộ Đài Tiếng nói Việt Nam đang học tập và làm việc tại Đài Phát thành Quốc tế Trung Quốc trong khuôn khổ chương trình giao lưu cán bộ giữa Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc và Đài Tiếng nói Việt Nam.
Lệ Quyên: Và chị Huyền, nguyên cán bộ Sở Ngoại vụ Hà Nội, hiện đang công tác tại Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Tuấn: Xin chào chị Lệ Quyên, và anh Hùng Anh, xin chào quý vị và các bạn thính giả. Tôi là Tuấn, hiện đang thực tập tại Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Huyền: Xin chào quý vị và các bạn, tôi là Thu Huyền, hiện đang làm việc tại Ban Việt ngữ Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc.
Lệ Quyên: Thưa quý vị và các bạn, hôm nay là ngày 15/8 âm lịch, là ngày Tết Trung thu của Trung Quốc, và theo Lệ Quyên được biết, ở Việt Nam cũng đón Tết Trung thu, có phải vậy không anh Tuấn?
Tuấn: Vâng, đúng ạ,
Hùng Anh: Đề tài mà chúng ta thảo luận hôm nay là Tết Trung thu, vậy tôi xin hỏi mọi người, có ai biết Trung thu có có từ khi nào?
Lệ Quyên: Câu hỏi của Hùng Anh rất thú vị. Theo tôi Trung thu có từ thời nhà Chu.Theo lịch cổ của Trung Quốc, ngày 15/8 âm lịch là giữa mùa thu cho nên gọi là Trung thu.
Đến thời nhà Đường, Tết Trung thu mới trở thành ngày lễ chính thức. Và Tết Trung thu còn gọi là Tết Trọng thu, mà chúng ta bây giờ gọi là Tết Đoàn viên. Tết Trung thu là ngày lễ truyền thống chỉ đứng sau Tết Nguyên đán. Tết Trung thu thịnh hành vào thời nhà Tống cho đến thời Minh, Thanh. Cùng với Tết Nguyên đán, tết Trung thu trở thành ngày lễ quan trọng tại Trung Quốc
Hùng Anh : Lệ Quyên nói rất đúng, mỗi năm vào dịp này, mọi người ở Trung Quốc lại mong đoàn tụ, ăn bánh trung thu, ngắm trăng, cả nhà vui vẻ, vì thế ngày này còn gọi là Tết đoàn viên. Theo tôi được biết ở Việt Nam cũng có Tết Trung thu. Chắc Tết Trung thu ở Việt Nam cũng có rất nhiều điều thú vị, chúng ta hãy mời anh Tuấn kể cho mọi người về Tết Trung thu tại Việt Nam
Tuấn: Dạ vâng. Nhắc đến Trung thu, tôi lại nghĩ đến Trung thu của ngày xưa, cũng rất vui. Hồi ấy trẻ con rất đông, tôi có cảm giác cả lũ bé tý cứ sàn sàn tuổi nhau. Trước hôm Trung thu, lũ trẻ được ba mẹ đưa mua đồ chơi như: đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, súng phun nước .... Nhưng chúng tôi cũng rủ nhau tự làm đồ chơi cho mình, chúng tôi đi kiếm hạt bưởi phơi khô, sau đó xiên qua một dây đồng để đến tối trung thu đốt. Hạt bưởi cháy lép bép nghe rất vui tai. Những ai không có hạt bưởi không thì đến Trung thu kiếm một lon sữa bò, sau đó đặt nến vào bên trong để làm đèn đón trung thu. Ngoài ra, chúng tôi học nhau để làm đèn ông sao. Nhiều khi phải để dành những tờ giấy sau khi ăn oản xong để dán đèn ông sao. Trung Thu ngày xưa, vui nhất là sau khi phá cỗ cùng gia đình, chúng tôi rủ nhau ra sân đình xem múa sư tử, rồi đốt đèn bằng hạt bưởi, ca hát đi rước Trăng khắp khu phố. Cuối cùng chúng tôi góp những phần quà của mình như miếng bánh, múi bưởi, quả hồng để cùng phá cỗ. Vui nhất là cả bọn cùng hát:
Chiếc đèn ông sao, sao năm cánh tươi màu
Cán đây rất dài, cán cao quá đầu
Em cầm đèn sao, em hát vang vang
Đèn sao tươi màu của đêm rằm liên hoan
Tùng dinh dinh, tùng dinh dinh
Đây ánh sao vui chiếu xa sáng ngời
Tùng dinh dinh, tùng dinh dinh
Ánh sao Bác Hồ tỏa khắp nơi nơi...
Bây giờ thay vào những món đồ chơi truyền thống ngày xưa, là những món đồ chơi hiện đại, trẻ con không còn háo hức với đồ ăn của Trung thu nữa. Tuy vậy, ở Việt Nam không phải là Trung thu mất đi ý nghĩa với trẻ con. Trẻ con vẫn rất háo hức mỗi dịp trung thu đến. Ở Hà Nội có con phố Hàng Mã và Lương Văn Can bán đồ chơi, năm nào cứ đến độ từ 5/8 đến 15/8 là đông nghịt người, rất huyên náo, đông vui, tấp nập, không chỉ có trẻ em đến mua đồ chơi, mà cả thanh niên cũng đến rất đông. Năm nào tôi cũng đưa trẻ con đến đây chơi tôi thấy niềm phấn khích của bọn trẻ y như tôi hồi xưa. Chắc đời nào cũng vậy, trẻ con bao giờ cũng thích đồ chơi. Rồi thường thì vào dịp trung thu hoặc trước đó 1,2 ngày, cơ quan hay tổ dân phố lại tổ chức vui Trung thu cho trẻ em. Nhiều tiết mục lắm, như trông trăng phá cỗ, ca nhạc, giải câu đố có phần thưởng. Đây cũng là dịp để trẻ em vui chơi, chạy nhảy rồi khoe những món đồ chơi của mình.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |