Giữ lấy thiên tử, củng cố thế lực
Rời giá về Hứa Đô
Sau khi Đổng Trác bị Vương Doãn và Lã Bố giết (192), thủ hạ là Lý Thôi và Quách Dĩ mang quân đánh báo thù, đánh chiếm Tràng An, giết Vương Doãn và đuổi Lã Bố. Hai người chia nhau nắm quyền ở Tràng An, vua Hán Hiến Đế vẫn bị khống chế như trước.
Năm 194, trong khi các chư hầu ở Sơn Đông giao tranh kịch liệt thì Lý Thôi và Quách Dĩ cũng phát sinh mâu thuẫn đánh nhau ở Tràng An. Chiến sự kéo dài sang năm 195, nhân dân bỏ kinh thành chạy, lực lượng cả hai đều bị yếu đi. Hán Hiến Đế trốn khỏi chỗ Lý và Quách cùng các cận thần chạy về phía đông. Từ đầu năm 196 đến tháng 7 năm đó, sau hành trình dài, Hiến Đế được đưa trở về Lạc Dương từng bị Đổng Trác đốt phá, ở vào hoàn cảnh rất thiếu thốn và có nguy cơ bị các chư hầu tranh đoạt.
Trong khi Hán Hiến Đế đi từ Tràng An sang Lạc Dương thì Tào Tháo lại mang quân tấn công quân Khăn Vàng ở Dự châu, đánh bại quân địch và làm chủ thêm Dự châu. Thấy ông có thực lực lớn mạnh, một vị Vệ tướng quân dưới quyền Hiến Đế ngầm sai người đến Duyện châu gọi Tào Tháo đến Lạc Dương bảo giá.
Tào Tháo lập tức sai người nghênh đón vua Hiến Đế. Vì Lạc Dương đã đổ nát, ông bèn đưa Hiến Đế đến Hứa Xương, sai xây dựng lại nơi này cho vua ở. Đây là một bước chuyển rất quan trọng trong sự nghiệp của Tào Tháo vì nhà Hán tuy suy nhưng trong lòng mọi người vẫn tôn trọng, việc Tào Tháo nắm được thiên tử sẽ có cớ nhân danh vua ban ra chính lệnh để sai khiến chư hầu.
Hán Hiến Đế đến Hứa Xương, phong Tào Tháo làm Vũ Bình hầu, giữ chức Tư không kiêm Hành Xa kỵ tướng quân. Hiến Đế vốn muốn phong cho ông chức cao hơn là Đại tướng quân nhưng vì Tào Tháo còn e ngại thế lực của Viên Thiệu, muốn tránh xung đột ngay với Thiệu, vì vậy ông đề nghị Hiến Đế phong chức Đại tướng quân cho Thiệu. Mưu sĩ của ông là Tuân Úc được phong làm Thị trung kiêm Thượng thư lệnh, trông nom về văn thư. Phủ Tư không của Tào Tháo từ đó trở thành nơi thực sự ban ra mọi sắc lệnh của triều đình nhà Hán.
Phát triển nông nghiệp
Chiến tranh liên miên nhiều năm khiến nông nghiệp bị đình đốn, ảnh hưởng rất lớn đến việc cung cấp lương thực cho quân đội trong các cuộc giao tranh giữa các chư hầu. Trong hoàn cảnh kinh tế bị tàn phá, Tào Tháo đã nhận thức được tầm quan trọng của việc khôi phục nông nghiệp. Ngay từ khi làm chủ Duyện châu, Tào Tháo đã rất tán thành ý kiến của Mao Giới và Hàn Hạo về vấn đề này, bắt đầu mang ra thảo luận trong nội bộ.
Tư Mã Lãng đề nghị khôi phục chế độ "tỉnh điền" thời Tây Chu, Tào Tháo không tán thành vì cho đó là phục cổ, thụt lùi. Cức Đê đề xuất với Tào Tháo nên tổ chức đồn điền; sau khi thảo luận kỹ ông quyết định cho thi hành. Phương pháp của Cức Đê là chiêu mộ những nhóm nông dân đang lang thang về tập trung lại, xây dựng đồn điền. Họ sẽ được cấp nông cụ, trâu bò, hạt giống để tự canh tác rồi dựa vào số thu hoạch để thu tô của họ. Nhờ áp dụng chính sách này, vùng Duyện châu mà ông cai quản có lương thực đủ dùng. Năm 194, khi đại quân Tào Tháo từ Từ châu trở về đánh Lã Bố, hoàn toàn nhờ vào thành Đông A do Cức Đê trấn thủ cấp quân lương.
Sau khi đưa Hán Hiến Đế về Hứa Đô, Tào Tháo tiếp tục thực hiện chính sách này. Ông nhân danh Hiến Đế công bố "Lệnh đồn điền", trong đó nhấn mạnh:
" Đối với thuật giữ vững quốc gia thì trước tiên phải làm cho quân đội mạnh lên và lương thực đủ ăn. Xưa nước Tần nghiêm khắc thực hiện vừa canh tác vừa tác chiến nên mới có thể thôn tính cả thiên hạ; sau Hán Vũ đế cũng dựa vào chính sách đồn điền để bình định Tây Vực. Đó là biện pháp hay mà đời trước đã làm. "
Ông áp dụng chính sách đồn điền trong toàn bộ vùng ông cai quản, cử Nhâm Tuấn làm Điển Nông trung lang tướng chủ quản việc chấn hưng nông nghiệp, Cức Đê làm Đồn điền đô uý, chủ quản việc xây dựng đồn điền ở Hứa Xương. Từ đó đồn điền trở thành "quốc sách" với tập đoàn họ Tào.
Chế độ đồn điền mà ông áp dụng có 2 loại: đồn điền quân sự và đồn điền dân sự
1.Đồn điền dân sự là hình thức chủ yếu, như mô hình đề xướng của Cức Đê: huy động nông dân mất ruộng, tù binh chiến tranh qua các cuộc xung đột; cứ 50 hộ ghép thành 1 Đồn, do Đồn điền Tư mã quản lý. Các hộ nông dân trong đồn điền gọi là Đồn điền khách, canh tác từ 30-50 mẫu ruộng, nếu dùng trâu bò của triều đình thì phải nộp 6/10, nếu dùng trâu bò của mình thì nộp 5/10. Ban đầu, việc lao động trong đồn điền bị cưỡng bách và địa vị của các Đồn điền khách rất thấp kém nên nhiều người bỏ trốn. Tào Tháo theo kiến nghị của Viên Hoán, bỏ lệnh chiêu mộ Đồn điền khách bằng cưỡng chế.
2.Đồn điền quân sự ra đời muộn hơn, được Tào Tháo cho áp dụng theo kiến nghị của Tư Mã Ý: Cứ cách 5 dặm có 1 đội 60 người vừa làm ruộng vừa canh phòng khu vực của mình. Người quản lý là các tướng trong quân đội.
Thực thi chính sách đồn điền đã những thành quả quan trọng. Hàng năm, khu vực Cức Đê quản lý cung cấp hàng triệu hộc quân lương. Đời sống của nông dân được giải quyết, góp phần ổn định khu vực mà ông cai quản để lo việc chinh phạt những khu vực khác.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |