Ảnh: Ông Trương Nghệ Mưu trả lời nhà báo
Năm ngoái, việc ông Trương Nghệ Mưu, Đạo diễn nổi tiếng Trung Quốc tình nghi sinh con quá mức Nhà nước cho phép đã được dư luận bán tán xôn xao, trong nhiều thông tin cho biết, Trương Nghệ Mưu và bà Trần Đình, một phụ nữ người thành phố Vô Tích, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc có ba mặt con tại địa phương, việc này đã dẫn tới sự bàn luận của mọi người. Gần đây, Sở Dân số và Kế hoạch hoá gia đình quận Tân Hồ, thành phố Vô Tích đã gửi giấy quyết định trưng thu tiền nuôi dạy con cái của xã hội tới ông Trương Nghệ Mưu, hai vợ chồng ông Trương Nghệ Mưu cả thảy phải trả hơn 7,48 triệu Nhân dân tệ. Công chúng kinh ngạc trước mức tiền lớn như vậy. Trong lúc này, cũng chính là dịp giúp Sở Dân số và Kế hoạch hoá gia đình tính rõ liệu xã hội đã phải bỏ ra bao nhiều tiền đề nuôi dạy các đứa con vượt kế hoạch. Tại Trung Quốc, nuôi con bố mẹ phải bỏ nhiều tiền hơn hay là đầu tư công của Nhà nước bỏ ra nhiều hơn? Bạn có nhìn nhận gì về việc này? Mức tiền phạt 7,48 triệu đồng, bạn thấy mức phạt có nặng không? Xin mời các bạn các bạn đón nghe tiết mục Lăng kính cuộc sống hôm nay của chúng tôi và nêu quan điểm của các bạn, địa chỉ I-meo của chúng tôi là: vie@cri.com.cnA: Các bạn thân mến, gần đây, việc đạo diễn Trương Nghệ Mưu bị phạt 7 triệu 480 nghìn Nhân dân tệ đã trở thành tiêu điểm quan tâm của dư luận xã hội. Có rất nhiều người cho rằng phạt quá nặng, nhưng cũng có người cho rằng phạt như vậy là hợp lý. Chính vì vậy, cụm từ "Tiền nuôi dạy chăm sóc của xã hội" bỗng chốc trở thành đề tài thảo luận sôi nổi.
B:"Tiền nuôi dạy chăm sóc của xã hội", nói một cách đơn giản, tức là đứa trẻ sẽ "chiếm" một phần tài nguyên trong xã hội, mà những gia đình có con "sinh vượt quy định" sẽ bị mọi người cho rằng đã chiếm quá nhiều tài nguyên xã hội, vì thế những "gia đình sinh con vượt quy định" cần phải nộp tiền bồi thường cho xã hội, mà khoản tiền bồi thưởng này là bắt buộc phải chấp hành.
C: Nhìn từ thế giới, để nuôi con cha mẹ phải bỏ ra nhiều tiền hơn so với xã hội, cho dù ở các nước có phúc lợi cao cũng vậy. Một bài viết trên tờ tuần san "Thời đại" Mỹ tháng 7 năm 2012 gọi trẻ em hiện nay là "các bé một triệu USD". Bài này dẫn con số cho biết, để nuôi một đứa con đến 17 tuổi, một gia đình có thu nhập trung bình ở Mỹ có thể phải bỏ ra 300 nghìn USD, một số gia đình thậm chí có thể phải bỏ ra đến 1 triệu USD. Ở Mỹ tuy 10 năm qua tiền đầu tư vào phúc lợi xã hội từ hơn 300 tỉ USD tăng đến 650 tỉ USD, hơn nữa phần mức tăng chủ yếu nhất tức là phụ trợ thuế con nhỏ, nhưng vẫn chưa thay đổi hiện thực tiền nuôi con là một trong những chi tiêu chính trong gia đình. Kết luận như vậy cũng thích dụng tại Nhật và Hàn Quốc, tiền nuôi con của người Hàn Quốc thậm chí chiếm khoảng 40% tiền lương trong năm.
B:Theo Sảnh Hoa, việc các gia đình khó có thể gánh vác khoản chi tiêu tốn kém cho việc nuôi dạy con cái, cũng được coi là một trong những nguyên nhân của tỷ lệ sinh thấp ở một số quốc gia. Tình hình Trung Quốc cũng vậy, phúc lợi dành cho trẻ con tại một số khu vực phát triển như Thượng Hải cũng bình thường. Anh có đồng ý quan điểm này không?
C: Vâng, đúng vậy, các nước phát triển còn như vậy, tình hình của Trung Quốc còn kém hơn. Ngay từ năm 2005, nhà xã hội học nổi tiếng Từ An Kỳ đã công bố Báo cáo trên tờ "Nghiên cứu thanh niên" của Sở Nghiên cứu Xã hội học Viện Khoa học xã hội Trung Quốc cho biết, ở thành thị Trung Quốc, nuôi một đứa trẻ đến khi tốt nghiệp Đại học, chi tiêu kinh tế trực tiếp trung bình của cha mẹ là khoảng 480 nghìn Nhân dân tệ.
Còn theo Báo cáo điều tra "Hiện trạng, nhu cầu nuôi con của gia đình trẻ cùng kiến nghị chính sách phúc lợi xã hội trẻ em ở Thượng Hải" do Sở Nghiên cứu Thanh-Thiếu niên Viện Khoa học xã hội Thượng Hải và Ban trẻ em và Gia đình Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố cùng công bố cho biết: Do sức ép kinh tế và sức ép chăm sóc đời sống to lớn, gần một nửa gia đình vợ chồng trẻ ở Thượng Hải cho biết, mình sẽ bỏ cơ hội sinh con thứ hai. Bản Báo cáo điều tra này đồng thời nêu rõ, các dịch vụ chính sách phúc lợi trẻ em hiện có của Thượng Hải còn chưa đáp ứng sự mong đợi của cha mẹ trẻ. Lần điều tra này đề cập tới 22 dịch vụ chính sách trẻ em, chấm điểm của các cha mẹ trẻ đều quanh quẩn ở mức đạt yêu cầu. Như ta đã biết, tình hình phúc lợi trẻ em ở Thượng Hải là tốt nhất ở đại lục Trung Quốc, do đó đủ thấy tình hình ở các vùng tương đối tụt hậu ra sao.
A:Vậy thì, để nuôi dạy một đứa trẻ, xã hội đã phải đầu tư bao nhiêu tiền và cha mẹ phải tốn kém bao nhiêu? Ở nước ngoài có những quy định tương tự để chúng ta tham khảo hay không?
C: Lý do của bản thân tiền nuôi dạy con cái của xã hội đã không thành lập, Trung Quốc lại không như các nước Bắc Âu có phúc lợi cao, thậm chí không như các nước Nga v.v, có tiền trợ cấp mua sữa bột cho trẻ em v.v, tuyệt đại đa số trẻ em Trung Quốc đều do gia đình tự bỏ tiền ra nuôi, Nhà nước đã không tận nghĩa vụ nuôi dạy con cái của xã hội, thì lấy đâu ra tiền nuôi dạy con cái của xã hội.
B:Tổng hợp các nhân tố cho thấy, trong mắt một một số bậc phụ huynh, Trung Quốc đã trở thành một nước không thích hợp cho nuôi dạy con cái. Sau khi phỏng vấn các bậc phụ huynh ở Xin-ga-po, Ma-lai-xi-a, Hàn Quốc, Hồng Công Trung Quốc và Trung Quốc Đại lục, kết quả điều tra trên mạng khu vực châu Á-Thái Bình Dương của Ipsos năm 2013 cho thấy, khi được hỏi về quốc gia (vùng lãnh thổ) của mình có thích hợp nuôi dạy chăm sóc trẻ em hay không, chỉ có 33% các bậc phụ huynh Trung Quốc Đại lục bày tỏ tán thành, thấp hơn khu vực khác. Tỷ lệ này của Hồng Công Trung Quốc và Xin-ga-po lần lượt lên tới 44% và 49%.
A:Vậy thì, hai vợ chồng đạo diễn Trương Nghệ Mưu nuôi con theo "kiểu tự lực cánh sinh" hay là "kiểu xã hội nuôi dưỡng"? Sau đây, chúng ta tạm nghỉ đôi phút cùng thưởng thức bài hát: Sau khi mỉm cười do Trương Tịnh Dĩnh thể hiện, sau đó sẽ tiếp tục thảo luận.
Lời ca có đoạn: Em rất nhớ anh, nhưng lại thật có lỗi, nhớ anh từng giây từng phút, em rất chạnh lòng, em vẫn nhớ anh da diết, nếu như lại được yêu anh, em không sao quên được em vẫn yêu anh.
A:Mời quý vị và các bạn tiếp tục đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" trên sóng CRI.
Các bạn thân mến, trước bối cảnh này, có thể thấy hai vợ chồng đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã nuôi dạy con cái mình theo "kiểu tự lực cánh sinh". Tuy phần lớn các gia đình trên thế giới đều phải tự gánh vác những chi phí nuôi dạy con cái, nhưng nói cho cùng, tài nguyên chung của xã hội vẫn chiếm một tỷ lệ nhất định trong việc đầu tư nuôi dạy con cái. Vậy thì đối với khoản chi phí này, có phải là những đứa con sinh vượt quy định của hai vợ chồng đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã dùng nhiều và chiếm nhiều tài nguyên công của xã hội?
C: Câu trả lời cũng là phủ định. Thông qua hoàn nguyên sự trải nghiệp cuộc sống của vợ chồng Trương Nghệ Mưu, Trần Đình và các con, có thể thấy vợ chồng ông Trương Nghệ Mưu có thể coi là điển hình của việc nuôi con kiểu "tự lực cánh sinh". Về nguồn y tế chăm sóc sức khoẻ, vợ ông Trương Nghệ Mưu, bà Trần Đình trước khi sinh con đi khám thai tại một bệnh viên tư vốn nước ngoài nổi tiếng ở Bắc Kinh, sau đó sinh con tại "Ban Y tế quốc tế" ở một bệnh viên công hàng đầu ở Bắc Kinh. Điều đáng chú ý là, tuy là bệnh viên công, nhưng về mặt thu tiền "Ban Y tế quốc tế" đã thể theo nguyên tắc "người dùng tự trả", không được sử dụng mấy bảo hiềm y tế lớn thông thường của Nhà nước, nhưng có thể kết nối với bảo hiểm thương mại.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |