• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Chúng ta có nên mừng tiền không?

    2013-08-01 17:12:22     cri

    B:Cuối cùng, Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn về tình hình ở vùng nông thôn Trung Quốc, nơi còn giữ tập tục về đám cưới truyền thống nhiều nhất, phong tục mừng quà cũng rất đặc sắc. Nếu một thanh niên trong thôn lấy vợ, có thể sẽ mời một đại diện của một gia đình trong cả làng đến ăn cỗ, bà con cả làng có thể nhân dịp này xum họp với nhau, nói theo cách nói của dân thành phố thì giống như tổ chức "party" kiểu nông thôn, nên rất nhiều người không quá nặng nề về tiền mừng, nếu có mừng thì 20 hay 50 tệ không chê ít, mà mừng 100 tệ cũng không phải nhiều, mà bà con chất phác thường sẽ mang đến một số thứ tự làm, thí dụ như thịt sấy khô, rượu,v.v. Mọi người vui vẻ một bữa nhân ngày vui của đôi bạn trẻ. Anh Thanh Long có nhận xét gì về vấn đề này?

    C: Phân tích tỉ lệ tiền mừng chiếm trong chi tiêu hàng ngày của người Trung Quốc tại các thành phố lớn, vừa và nhỏ. Các thành phố tình hình kinh tế xã hội phát triển khá tốt như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu có quan niệm khác với các thành phố khác. Tại các thành phố lớn, tiền mừng thường không gây sức ép rất nghiêm trọng; ngược lại, các thành phố càng nhỏ, càng nghèo, thì sức ép của tiền mừng lại càng lớn.

    Kết quả điều tra còn cho thấy, "đầu tư tình cảm" hiện nay không những diện che phủ ngày càng lớn, nhóm người đầu tư tình cảm cũng nhanh chóng mở rộng. Các chuỗi tình cảm từ họ hàng bạn bè, bạn học đồng sự ban đầu kéo dài tới họ hàng bạn bè của đồng sự, anh chị em của bạn học v.v, chuỗi tình cảm con người càng kéo càng dài.

    Ví dụ, một người dân thành phố Tề Tề Cáp Nhĩ tên là Đặng Vân Anh làm việc tại một doanh nghiệp nói: "Tiền mừng trước đầy thường là việc hiếu, hỉ, ma chay, bây giờ thì nhiều lắm, kể cả sinh con, làm lễ mừng thọ cha mẹ, bị ốm phải nằm viện, dọn nhà mới, đi học, nhập ngũ, lễ khai trương v.v, nhắc đến là nhức đầu. Tiền lương không tăng được là bao trong những năm qua, nhưng tiền mừng việc hiếu hỉ lại cứ tăng vòn vọt".

    A:Đúng vậy, mọi người chúng ta đều có ý nghĩ như vậy. Từ trước đây mừng 50 tệ, 100 tệ, cho đến nay mấy trăm thậm chí hơn nghìn tệ. Có những gia đình mỗi tháng thu nhập của cả gia đình chưa đến mấy nghìn tệ, ngoài con cái đi học, còn phải phụng dưỡng cha mẹ già, hơn nữa vật giá không ngừng leo thang, chi tiêu trong gia đình vốn đã không được rộng rãi, mỗi tháng lại có mấy đám phải mừng, đối với những gia đình bình thường mà nói, thì thật là rất khó xử.

    B:  Chúng ta vừa giới thiệu rất nhiều về phong tục "mừng tiền" tại Trung Quốc. Vậy, các nước khác như thế nào nhỉ? Chúng ta hãy tạm nghỉ đôi phút, sau đó chúng ta sẽ quay trở lại và tiếp tục đề tài hôm nay. Sau đây mời các bạn thưởng thức bài hát "Ánh sáng" do ban nhạc Phương Hoàng Truyền Kỳ trình bày.

    B:Hoan nghênh quý vị và các bạn quay trở lại chương trình Lăng kính cuộc sống. Vừa rồi chúng ta đã giới thiệu rất nhiều về tình hình và quy tắc của phong tục "mừng tiền" tại Trung Quốc, vậy, phong tục "mừng tiền" của các nước khác có gì đặc biệt không? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này nhé.

    A:Người Nhật khi dự lễ kết hôn của người thân và bạn bè cũng phải mừng tiền, thế nhưng ở Nhật có tập tục vợ chồng trẻ phải đáp lễ, hơn nữa đáp lễ thì thường là những đồ vật quý. Ở Nhật khi làm lễ cưới, trước hết phải làm theo nghi lễ truyền thống của Nhật và nghi lễ của phương Tây, rồi mời mọi người dự tiệc cưới, sau đó đến bạn bè chuẩn bị nghi lễ cho đôi bạn trẻ. Người Nhật rất chú trọng việc tặng quà cưới, nếu là bạn thân thì không những phải mừng tiền, mà còn phải chuẩn bị cho đôi vợ chồng trẻ món quà quý.

    C: Theo Tờ Bưu điện Huffington Mỹ, một nữ sinh người Mỹ tên là Tania mới đây đi dự một đám cưới của một người bạn, Tania cùng bạn trai của mình mừng 100 USD tại đám cưới. Mấy ngày sau người bạn đó đã thông qua trang mạng xã hội phàn nàn tiền mừng của Tania quá ít. Tania cũng có nỗi khổ riêng của mình, vì vừa mới ra đi làm còn nợ nhiều tiền Ngân hàng trước đây vay để đi học, 100 USD đã là giới hạn cho phép chịu đựng của Tania.

    Tại Hàn Quốc, mùa xuân, mùa thu hàng năm là thời kỷ đỉnh cao của tiền mừng. Theo báo giới Hàn Quốc, một thăm dò cho thấy, tiền mừng đám cưới của người Hàn Quốc thường là 60 nghìn Won Hàn Quốc, tức koảng 330 Nhân dân tệ, quan hệ tốt thì mừng 100 nghìn Won, gần 70% số người Hàn Quốc cho rằng tiền mừng là gánh nặng kinh tế.

    B:Người Đức làm việc thận trọng và thực tế cũng mong trực tiếp đổi tiền mừng thành đồ dùng. Trước khi tổ chức đám cưới vài tháng, cặp uyên ương sẽ tìm một trung tâm thương mại mà mình thích để chọn những đồ dùng cần thiết khi kết hôn, sau đó sẽ lập một danh sách viết rõ giá cả và gửi cho họ hàng người thân và bạn bè, để tuỳ mọi người lựa chọn.

    Tại Pa-ki-xtan, một nước hết sức coi trọng đám cưới, nhân sỹ xã hội Na-ky-xbu-lô nói, về thói quen mừng tiền trong các đám cưới, "có những mong muốn và sức ép xã hội đang phát huy tác dụng. Chúng tôi thỉnh thoảng cũng nhận được thông tin về một số người bị rơi vào bế tắc tài chính".

    A:Nói tóm lại, mừng tiền là sự thể hiện tình cảm truyền thống của người TQ, đã được sản sinh trong bối cảnh lịch sử văn hóa. Hiện nay, có một số nơi và một số cá nhân, đã làm mất đi cái ý nghĩa vốn có của việc này. Trong thời đại mới, chúng ta vừa phải duy trì truyền thống, nhưng cũng phải chú ý xử lý như thế nào cho phù hợp, bằng không sẽ biến thành sự đổi trác.

    B:Vâng. "mừng tiền" vốn là hình thức trao đổi tình cảm và gửi gắm chúc phúc giữa bạn bè và người thân, nhưng thực trạng "không ai ngại nhận nhiều tiền" đã làm mất đi ý nghĩa tình cảm vốn có của nó. Chỉ có mừng tiền theo khả năng của mình, không coi trọng hình thức và số lượng, chứa đựng tình cảm bên trong, mới có thể khiến người nhận "tiền mừng" vui vẻ và thoải mái.


    1 2
    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>