lkcs
|
lkcs
|
Sắp đến mùa cưới "chín vàng mười bạc", tức tháng 9, tháng 10 mà người Trung Quốc thường nói. Nhiều cư dân mạng đã kêu khổ trên mạng vì tiền mừng trong thời gian nghỉ lễ của mình. Ít thì vài trăm, nhiều thì hơn nghìn, có nơi không chỉ cưới xin phải có tiền mừng, mà lên lớp, tân gia, nhập ngũ, trẻ đầy tháng hay tròn một tuổi v.v đều mời cơm khách, chuyện đi dự tiệc ngày càng nhiều này khiến nhiều người khó kham nổi, nhưng lại không có cách nào khác. Có đi có lại mới toại lòng nhau, trong xã hội ai không có chuyện hiếu hỉ, ma chay. Tiền hiếu tiền hỉ vốn là một chuyện rất bình thường, thế nhưng tiền mừng "biến chất" có phải là đã diễn biến thành một gánh nặng kinh tế hay không? Chúng ta có nên chạy theo mốt "mừng tiền" không? Bạn đã trải qua những việc thế này chưa? Bạn cho rằng tiền mừng bao nhiêu là có thể chấp nhận được? Theo đà nước lên thì thuyền cũng lên, bạn có quan điểm gì về tập quán "mừng tiền"? Xin mời bạn đón nghe tiết mục Lăng kinh cuộc sống hôm nay, hoan nghênh bạn nêu quan điểm của mình, địa chỉ email của chúng tôi là: vie@cri.com.cn
A:Thưa quý vị và các bạn, LQ hoan nghênh quý vị và các bạn đến với tiết mục "Lăng kính cuộc sống" trên sóng CRI. Trong tiết mục này hôm nay, anh TL, SH và LQ xin giới thiệu với quý vị và các bạn tập tục mừng tiền của TQ. Trong xã hội hiện đại TQ, cùng với đời sống của người dân ngày một nâng cao, cũng như nhu cầu hiện thực trong xã giao, những trường hợp phải mừng tiền ngày một nhiều, nào là đám cưới, sinh nở, đầy tháng, mừng thọ, dọn đến nhà mới, lên chức v.v. đều thịnh hành việc mời ăn uống, mừng tiền. Thực ra, lúc đầu người TQ chủ yếu thông qua hình thức cùng góp tiền để giúp đỡ lẫn nhau vượt qua khó khăn.
B:Vâng, tập tục "mừng tiền" ở Trung Quốc bắt nguồn từ các hoạt động hỗ trợ và cứu trợ, "tiền mừng" cũng gọi là "tiền lễ", chủ yếu là chỉ tiền mừng đám cưới. Trước khi đôi bạn trẻ tổ chức đám cưới, họ hàng bạn bè sẽ mừng tiền như đã hứa, sau khi gộp lại sẽ giao cho đôi bạn trẻ sắp tổ chức đám cưới làm quà mừng. Ngày trước, chỉ có họ hàng hoặc bạn bè của gia đình nhà trai mới mừng tiền, nhưng hiện nay, gia đình nhà gái cũng có tục lệ này. Vậy, tình hình và quy tắc mừng tiền ở Trung Quốc hiện nay như thế nào nhỉ?
A:Đúng vậy, bây giờ chúng ta nên giới thiệu một cách tỷ mỷ xem tiền mừng đã chiếm một tỷ lệ như thế nào trong chi tiêu hàng ngày của người dân ở những thành phố lớn và vừa. Tại những thành phố kinh tế-xã hội phát triển tương đối tốt như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu v.v hay một số địa phương khác, thì quan niệm về mừng tiền cũng có sự khác biệt. Ở những thành phố lớn, mừng tiền thường không gây sức ép lớn lắm, nhưng ngược lại, những địa phương nhỏ, những khu vực nghèo khó thì mừng tiền sẽ gây sức ép rất lớn.
B:Hiện nay, mừng tiền đã trở thành thói quen của người Trung Quốc và dần dần diễn biến thành món nợ tình cảm. Mọi người thông thường trước khi làm việc gì cũng phải tính toán xem việc này là lãi hay lỗ. Người mừng tiền cũng phải tính toán món nợ tình cảm, mừng nhưng trong lòng nghĩ sau này người ta sẽ mừng lại mình, đồng thời lại sợ mình quên mừng lại người khác, ảnh hưởng đến mối quan hệ. Anh Thanh Long có nhận xét gì về vấn đề này nhỉ?
C: Hiện nay, tiền mừng của người Trung Quốc đã dần trở thành một món nợ tình cảm. Tặng quà, danh sách quà tặng là một đầu tư tình cảm, một khi tình cảm biến thành một hình thức, thì tình cảm sẽ được đánh dấu bằng tiền mừng. Sự trao đổi tình cảm của người Trung Quốc là mong "trả không hết", có sự "đáp lại", bởi thế những người cưới sau thường mong nhận được tiền mừng nhiều hơn trước đây mình đã mừng người khác, khiến giao dịch vật chất lẫn lộn trong trao đổi tình cảm. Cũng chính tâm lý "đáp lại" bên ngoài việc cùng có lợi này, khiến nhiều người khi cảm thấy món nợ tình cảm khó kham nổi, lại đều tỏ ra rất phấn khích, vì đằng sau nó là tâm lý "tính toán" và "đáp lại" vốn có của người Trung Quốc trong việc có đi có lại mới toại lòng nhau.
A:Bây giờ chúng ta cùng xem mọi người phổ biến nhìn nhận như thế nào đối với việc mừng tiền, trước hết chúng ta cùng nghe cảm nhận của chị họ Viên, một giáo viên bình thường, chị cho biết: "Từ tháng 10 năm ngoái đến nay, nào là bạn bè kết hôn, dọn vào nhà mới,... tôi đã mừng mất hơn 1000 tệ. Chị nói, coi như là gửi tiết kiệm, sau này tôi thành lập gia đình, thì bạn bè lại mừng lại cho tôi".
Còn bà họ Vương làm nhân viên kỹ thuật có mức thu nhập cao thì cho rằng, nói một cách thẳng thắn thì mừng tiền là một cách xã giao, mọi người thông qua việc này để tăng thêm tình cảm với nhau, sau này mình lập gia đình thì tiền mà mình mừng bạn bè và người thân họ lại mừng lại cho mình, bây giờ mình mừng cho người khác, thực ra là mình gửi tiết kiệm định kỳ cho bản thân. Nhận tiền mừng của người khác chẳng qua là món nợ tình cảm trước sau thì cũng phải trả.
C: Không ít người cho rằng, nếu mình không nhận tiền mừng, thì "đầu tư tình cảm" trước đây sẽ bằng không, bởi vậy buộc phải theo đuôi người khác, đầu tư tình cảm cũng đã trở thành một cố tật trong phát triển xã hội. Quan hệ giữa người với người bị kẹt trong "tiền mừng hiếu hỉ", người mừng, người nhận thực ra trong bụng đều rõ điều lợi hại, nhưng vẫn buộc phải mừng, mà còn phải tỏ ra rất vui lòng. Đến lượt mình hoặc người nhà mình tổ chức đám cưới, thì là cơ hội "thu về tình cảm", bằng không sẽ xuất hiện "xuất siêu tiền mừng".
B:Tin rằng, các bạn đều rất quan tâm tình hình và quy tắc cụ thể về tiền mừng đám cưới tại một số thành phố phát triển như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu như thế nào. Sau đây, Sảnh Hoa xin giới thiệu với quý vị và các bạn về tình hình ở các thành phố lớn này nhé. Phong bì tiền mừng bạn bè và đồng nghiệp thường là từ 200 đến 800 tệ, số tiền mừng cụ thể tuỳ thuộc vào mối quan hệ thân sơ, nhưng nên nhớ 300, 400, 700 là con số kiêng. Mức trung bình tiền mừng là khoảng 500 tệ, một số bạn thân, năng động và hào phóng thì sẽ tặng thêm một món quà lưu niệm cho đôi vợ chồng trẻ.
C: Tôi xin bổ sung một điều, tại một số thành phố vừa và nhỏ đã xuất hiện tình hình bất ngờ, do người dân nhập cư ở các thành phố này ít hơn nhiều so với các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, thanh niên địa phương cuộc sống yên ổn thường có khả năng kinh tế hơn, điều này có thể khác với những thanh niên nhập cư ở các thành phố lớn, áp lực cuộc sống của họ nhỏ hơn, nên cũng chú trọng thể diện hơn, và cũng ngưỡng mộ cuộc sống và tiêu dùng thời thượng hơn, bởi vậy tiền mừng ở đây thực tế hơn một chút, có thể là bao gồm đồ điện gia dụng, quần áo, túi sách v.v.
A:Đúng vậy, sau đây LQ xin giới thiệu với quý vị và các bạn tình hình ở những thành phố vừa và nhỏ. Ở những thành phố vừa và nhỏ, mức thu nhập và mức chi tiêu không cao như những thành phố lớn, nên tiền mừng cũng ít hơn, theo thống kê thì tiền mừng của người dân ở những thành phố này ít nhất là 100 tệ, mừng 500 tệ thì có thể cho là mừng rất hậu hĩnh, có một số người đến dự đám cưới, thậm chí có thể còn không mừng tiền, mà tặng quà thay cho phong bì, đối với những người dự đám cưới mà nói, có thể nói là quá hời.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |