• Ban tiếng Việt Nam
  • Các trang trên Facebook
  • Vài nét về CRI
  • Nông dân Trung Quốc từ nuôi con nhờ cậy lúc tuổi già chuyển sang chế độ dưỡng lão

    2012-12-04 16:29:31     cri

    Nghe Online-I             Nghe Online-II

    Từ xưa đến nay, nông dân Trung Quốc khi đến tuổi già luôn phải sống dựa vào sức lao động và con cái. Nuôi con để nhờ cậy lúc tuổi già không những thể hiện quan niệm luân lý gia đình truyền thống Trung Quốc, mà còn mang đặc sắc xã hội nông nghiệp tự cung tự cấp. Trong chương trình "Trung Quốc ngày nay" kỳ này, Hùng Anh và Hải Vân sẽ trò chuyện với quý vị và các bạn về vấn đề dưỡng lão của nông thôn Trung Quốc.

    Hùng Anh: "Trung Quốc ngày nay", giới thiệu một Trung Quốc chân thực, hoan nghênh quý vị và các bạn đến với chương trình "Trung Quốc ngày nay", tôi là Hùng Anh.

    Hải Vân: Hải Vân xin kính chào quý vị và các bạn.

    Hùng Anh: Trong chương trình "Trung Quốc ngày nay" kỳ này, Hải Vân và Hùng Anh sẽ trò chuyện với quý vị và các bạn về vấn đề dưỡng lão của nông thôn Trung Quốc và Chế độ bảo hiểm dưỡng lão nông thôn kiểu mới.

    Hải Vân: Trong xã hội hiện đại, mô hình dưỡng lão của nông thôn Trung Quốc vẫn chủ yếu là dưỡng lão tại nhà, các mô hình dưỡng lão khác chỉ là hỗ trợ.

    Hùng Anh: Mô hình dưỡng lão tại nhà là mô hình dưỡng lão phổ biến nhất của nông thôn Trung Quốc hiện nay, cũng là sự thể hiện cụ thể của nét đẹp truyền thống dân tộc Trung Hoa, đây là một phương thức dưỡng lão hoàn hảo nhất, bất kỳ các phương thức dưỡng lão khác nào đều không thể sánh kịp và thay thế tính ưu việt của mô hình này.

    Hải Vân: Còn mô hình dưỡng lão tập thể chỉ là mô hình hỗ trợ là chế độ do các tổ chức kinh tế tập thể đứng ra chăm sóc và nuôi dưỡng các cụ già neo đơn, bệnh tật, không nơi nương tựa, với hình thức chủ yếu là chế độ nuôi dưỡng nhằm vào 5 đối tượng chính sách và Viện dưỡng lão.

    Hùng Anh: Nhưng đứng trước xu thế gia tăng số lượng người già nông thôn và sự suy thoái của chức năng dưỡng lão tại nhà, nhịp bước cải cách chế độ dưỡng lão nông thôn cũng đang được đẩy nhanh.

    Hải Vân: Theo số liệu điều tra phổ cập dân số lần thứ 6 Trung Quốc năm 2010, số dân nông thôn trên 60 tuổi Trung Quốc đã lên tới 120 triệu, trong đó người già sống cô đơn lên tới 40 triệu. Chuyên gia kinh tế trưởng Cục Trung Quốc Ngân hàng Thế giới Phi-líp Ô Kê-phê cho rằng, vấn đề già hóa nông thôn Trung Quốc trầm trọng hơn thành thị, đã trở thành vấn đề bức xúc đặt ra cho Chính phủ Trung Quốc. Ông nói:

    "Vấn đề giá hóa nông thôn nhanh hơn thành thị, tỷ lệ người già cần phải chăm sóc mà chúng tôi nói ở khu vực nông thôn Trung Quốc năm 2010 là 13%, tức 8 người trẻ phải nuôi dưỡng một người già trên 60 tuổi, đến năm 2030, tỷ lệ này sẽ lên tới 33%, cũng có nghĩa là 3 người trẻ phải nuôi dưỡng một người già".

    Hùng Anh: Đứng trước xu thế già hóa nổi cộm của người dân nông thôn, Trung Quốc luôn tìm kiếm con đường hữu hiệu về dưỡng lão nông thôn trong hơn 20 năm qua, tức huy động vốn quỹ dưỡng lão nông thôn theo phương thức kết hợp trợ cấp chính quyền địa phương và nông dân tự nguyện đóng quỹ, nhưng ngân sách trung ương không có đầu tư.

    Hải Vân: Đặc điểm của chế độ được gọi là "Chế độ bảo hiểm dưỡng lão nông thôn cũ" này là, chính quyền địa phương tiến hành quản lý theo khu vực đối với tài khoản bảo hiểm xã hội, phần lớn quỹ bảo hiểm xã hội đã huy động đều được gửi vào ngân hàng, do lãi suất nhiều lần bị hạ thấp và sự tác động của lạm phát, tiền dưỡng lão nông dân thường bị thiệt thòi khi đổi thành tiền mặt.

    Hùng Anh: Do Quỹ bảo hiểm dưỡng lão nông thôn cũ quản lý vận hành không lý tưởng trong hơn 20 năm qua, rất nhiều khoản bảo hiểm dưỡng lão địa phương thu không đủ chi, để vực dậy niềm tin của nông dân, bắt đầu từ năm 2008, chính phủ Trung Quốc trước tiên thực thi chế độ bảo hiểm dưỡng lão nông thôn kiểu mới tại các thành phố như Bắc Kinh...

    Hải Vân: Đặc điểm của chế độ này là nguồn vốn tài khoản dưỡng lão nông dân được huy động theo mô hình kết hợp cá nhân đóng tiền, tập thể thôn làng hỗ trợ, ngân sách Trung ương và địa phương trợ cấp, ngân sách Trung ương hàng tháng trợ cấp 55 tệ tiền dưỡng lão cơ bản, hàng năm cá nhân có thể đóng tiền theo 6 mức từ 100 tệ đến 1000 tệ, chính quyền địa phương và tập thể thôn hỗ trợ theo năng lực của mình.

    Hùng Anh: Thôn Sư Cô Trang Bắc Kinh, là một trong thôn tham gia bảo hiểm dưỡng lão nông thôn kiểu mới. Cả thôn có 1800 hộ gia đình, trong đó 95% dân làng phù hợp điều kiện đã tham gia bảo hiểm dưỡng lão nông thôn kiểu mới, trong đó hơn 500 người già bắt đầu lĩnh 357,5 tệ tiền dưỡng lão/tháng do chính quyền thành phố Bắc Kinh và ngân sách trung ương cùng trợ cấp. Bác Đỗ Văn Cầm 54 tuổi nói, sang năm bác cũng sẽ được lĩnh tiền dưỡng lão, đến lúc đó cuộc sống sẽ sung túc hơn. Bác nói:

    "Trước khi thực thi chính sách bảo hiểm dưỡng lão nông thôn kiểu mới, tôi chủ yếu sống dựa vào con cái, cộng thêm một ít tiết kiệm của mình, sống tằn tiện, để dành một chút cho dưỡng lão, sau này khám chữa bệnh cũng phải chi nhiều, chủ yếu là xem xét về mặt này. Sau khi đưa ra chính sách này, tôi thấy tốt quá, bởi vì nông dân không ngờ còn có tiền dưỡng lão, cũng thấy nhẹ nhàng hơn về tư tưởng, hơn nữa tiền dưỡng lão do chính phủ cấp còn tăng hàng năm, năm đầu tiên 280 tệ/tháng, sau đó tăng lên tới 330 tệ, bây giờ là 357,5 tệ".

    Hải Vân: Bảo hiểm dưỡng lão nông thôn kiểu mới thực thi không đến một năm, tỷ lệ tham gia bảo hiểm dưỡng lão của người dân nông thôn Bắc Kinh lên tới trên 80%. Tháng 9 năm 2009, Trung Quốc nhân rộng chế độ bảo hiểm dưỡng lão nông thôn kiểu mới trong 10% huyện và thành phố cả nước Trung Quốc. Chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu bảo hiểm xã hội trường đại học Chiết Giang Mễ Hồng cho rằng:

    "Chế độ bảo hiểm dưỡng lão nông thôn kiểu mới chủ yếu có hai đặc điểm mới. Một là, trong bảo hiểm dưỡng lão nông thôn cũ, chính phủ Trung ương không chi ngân sách. Chế độ bảo hiểm dưỡng lão nông thôn kiểu mới bất kể là Chính phủ Trung ương hay là chính quyền địa phương đều đầu tư, đặc biệt là chính phủ Trung ương đầu tư nhiều hơn, thể hiện sự coi trọng của chính phủ trung ương đối với chế độ bảo hiểm dưỡng lão nông thôn. Hai là, chế độ bảo hiểm dưỡng lão kiểu mới là một chế độ mang lại lợi ích cho dân chúng, đây chính là do nhà nước có xem xét đến nông dân tuổi già chúng tôi đã cống hiến khá nhiều, là sự bù đắp đối với chúng tôi, do vậy chính sách này không những mang lại lợi ích cho đông đảo người dân mà hơn nữa sự bù đắp này còn sẽ tiếp tục được nâng cao".

    1 2
    Lời lưu ký
    Tin ảnh
    Tin cập nhật
    Ca nhạc theo yêu cầu thính giả
    • vu minh tuan : Bài I HAVE A DREAM của nhóm ABBA hay đấy.chúc mọi người vui vẻ,hạnh phúc.mong đc làm quen với mọi người qua sđt 01695317285
    • Giàng A Sênh : Em chào tất cả các anh chị trong ban tiếng Việt Nam. Chúc các anh chị có một sức khỏe thật bình an và luôn công tác tốt. Vậy là sắp đến tết Trung Thu rồi, em xin chúc các anh chị trong Ban tiếng Việt Nam có một tết trung thu thật vui vẻ và tràn đầy tiếng cười. Nhân dịp Trung Thu, xin quý Đài gửi hộ em bài hát CHÚC BẠN BÌNH AN tới Chị Ngọc Ánh ở Bắc hà, Em Nguyễn Thị Hà ở Bắc Giang đang học tại trường Đại Học Quốc gia Hà Nội, Linh ở Đồng Xa, Mai ở Bãi Rồng, Bé Linh Sao ở Vân Đồn, Cao Mỹ và Thu ở Chiềng khoong cùng toàn thể các bạn nghe đài, chúc mọi người luôn bình an cùng một tết Trung Thu vui vẻ. Mong được làm quen với tất cả các bạn. Em xin cảm ơn quý Đài rất nhiều.
    • tran van son : chau muon gui bai hat tinh ban toi nha chau va cac ban cung hoc lop 11d bai hat tinh ban chuc cac ban hoc tot nhe
    • khien nguyen: tu lau em da biet den chuong trinh hoc tieng pho thong Trung Quoc cua quy dai. thong qua chuong trinh em cung biet them nhieu chuong trinh khac. thong qua chuong trinh toi thu 7 em muon gui bai hat "doi canh tang hinh" toi mot nguoi dac biet, anh co biet danh la "gau truc" voi loi nhan: em chuc anh gau truc hoc tot, gio la thoi diem rat quan trong vi day da sap la nam cuoi cua chung minh roi bang moi gia thi anh phai no luc phan dau de duoc bang gioi de co the tiep tuc hoc lien thong len dai hoc de thuc hien uoc mo cua chung minh. anh hay luon nho rang luc nao em cung luon o ben canh anh.
    Xem tiếp>>