Đề phòng cấp ba là chỉ, đối với những người mắc bệnh loãng xương cần phải tích cực tiến hành điều trị bằng thuốc trong khi hạn chế lượng hấp thụ xương và xúc tiến sự hình thành của xương, bên cạnh đó phải tăng cường biện pháp tránh bị ngã, bị đâm, bị sóc, bị lắc v.v. Về tầm quan trọng đề phòng bị ngã, bác sĩ Vương Lượng nhấn mạnh:
"Người già nên đề phòng bị ngã, thường xuyên tập luyện sức khỏe, để tăng cường tính nhịp nhàng của cơ thể, bởi vì phần lớn chứng loãng xương là do bị ngã gây nên".

"Sách trắng về chứng loãng xương Trung Quốc" năm 2009 cho thấy, theo thống kê năm 2006, cộng đồng trên 50 tuổi trở lên có khoảng 69 triệu 440 nghìn người mắc bệnh loãng xương. Song kết quả nghiên cứu mới nhất do Quỹ chứng loãng xương tổ chức ước tính, đến năm 2020, số người mắc bệnh loãng xương và mật độ xương thấp sẽ lên tới 286 triệu người, đến năm 2050, con số này sẽ tăng lên tới 533, 3 triệu người. Để chữa trị trường hợp gẫy xương chậu do chứng loãng xương và mật độ xương thấp gây nên, năm 2020, Trung Quốc đã chi 85 tỷ đồng . Theo dự tính đến năm 2050, khoản chi phí này sẽ lên tới 1,8 nghìn tỷ đồng.

Chứng loãng xương gồm những đặc điểm là: Tỷ lệ phát bệnh cao, tử vong cao, gây tàn tật cao, chi phí cao, chất lượng đời sống thấp. Cho dù trong thực tế, tỷ lệ phụ nữ chịu sự ám ảnh của chứng loãng xương nghiêm trọng hơn so với nam giới, nhưng xét về lối sống, cơ hội dẫn đến nam giới mắc bệnh loãng chương còn nhiều hơn phụ nữ, bên cạnh đó chứng loãng xương cũng xuất hiện xu hướng trẻ hóa. Do chứng loãng xương khó mà phát hiện kịp thời, cho nên chỉ có thể tích cực đề phòng trong đời sống hàng ngày và bồi dưỡng lối sống tốt đẹp mới có thể hạn chế mắc bệnh loãng xương ở mức tối đa.
<< 1 2 >>