Qua điều tra, phóng viên được biết, nhà trường và thầy cô giáo rất có ý kiến đối với những em học sinh sống xa cha mẹ, có một số giáo viên rất có ý kiến chủ yếu đối với mấy vấn đề như: Thứ nhất là các phụ huynh không cùng chung sống với con cái không muốn quản đến việc học hành của con, đẩy hết trách nhiệm cho nhà trường và thầy cô. Thứ hai là cảm thấy các em học sinh sống xa cha mẹ khó quản lý hơn các em học sinh khác, từ đó sản sinh sự kỳ thị. Thứ ba là có một số giáo viên rất lâu không gặp phụ huynh của các em học sinh này, nên không thể trao đổi ý kiến với phụ về tình tình hình của học sinh. Một khi các em không nghe lời là bắt mời phụ huynh. Những phụ huynh này công việc rất bận lại bị gọi đến trường nghe thầy cô của con trách móc, về nhà thường là sẽ đánh mắng con.
Có một số em cảm thấy bố mẹ lạnh nhạt với mình, bất bình đến cực độ, rồi phản kháng. Bé Viên Viên bình thường ở với bà, đợi mãi mới đến ngày cuối, mong bố mẹ đưa đi công viên hay vườn bách thú chơi. Ai ngờ, bố mẹ lại thừơng đưa bé đi đến nhà bạn bè chơi mạt trượt. Có một hôm, khi bố mẹ đang chơi, Viên Viên nói chuyện với bố mẹ, nhưng nói mấy lần mà không thấy bố mẹ đoái hoài, bé tủi thân khóc nói: "Con chỉ mong bố mẹ thừơng xuyên chuyện trò với con, sao mà khó thế ?".
Chuyên gia cho rằng, phải phân tích một cách khách quan, đối xử một lý tính đối với những trẻ em không chung sống với bố mẹ, để không ảnh hưởng đến tâm lý, tính tình v.v của trẻ: Trước hết do bận công tác phải con cho ông bà và người khác trông nom là một hiện tượng bình thường của xã hội, chứ không phải vấn đề xã hội. Hiện nay, kết cấu của gia đình và tình hình công ăn việc làm có sự thay đổi rất lớn so với trước đây, nên trên một mức độ nhất định sẽ xuất hiện việc phải gửi con để đi làm.
Thứ hai là hiện tượng tính tình và tâm lý của những trẻ em sống xa cha mẹ có khác với trẻ em bình thừơng là do thể chế hỗ trợ của xã hội và sự giáo dục của gia đình làm không được tốt gây nên. So với trước, hiện nay đối tượng giáo dục của nhà trường và giáo viên có sự thay đổi to lớn, không còn như trước kiểu loại hình cư dân và ổn định, vì vậy, khi gặp phải sự thay đổi mới và tình hình mới, thì nhà trường và giáo viên phải nghiên cứu kỹ lưỡng, ứng đối một cách thận trọng.
Ngoài ra, những hiện tượng không tốt của những trẻ em sống xa cha mẹ là hoàn toàn có thể tránh và cải thiện được. Chuyên gia kiến nghị, các phụ huynh có thể dựa vào sự hỗ trợ của xã hội như: Hiện nay, ở một số khu chung cư đã mở những nơi giúp trông nom các em học sinh sau khi tan học cho đến khi cha mẹ đi làm về mới đến đón, các phụ huynh có thể tìm những nơi chính quy và chuyên nghiệp, để sau khi tan học các em có thể đến đây làm bài tập và vui chơi giải trí, qua đó có thể tiếp xúc với các bạn, để bồi dưỡng tính tình vui vẻ, hồn nhiên của con trẻ, khiến các em có thời kỳ tuổi thơ đầy thơ mộng.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |