Nghe Online

Hiện nay, do sự thay đổi của vấn đề kết cấu trong gia đình, xã hội, cách thức làm việc v.v, những trẻ em không được chung sống với cha mẹ ngày một nhiều. Có một số phụ huynh phải gửi con cho ông bà hoặc người giúp việc trông nom, ít khi có thời gian chuyện trò trao đổi với con cái. Câu "Con mong bố mẹ thường xuyên chuyện trò với con" thốt ra từ đáy lòng của con trẻ, nghe rất đáng thương.
Chuyên gia cũng phát hiện, tâm lý, tính tình v.v của những trẻ em không được sống gần bố mẹ, rất dễ xẩy ra vấn đề, cần phải được các giới trong xã hội hết sức coi trọng.

Giáo sư của Viện Nghiên cứu Khoa học Giáo dục trường Đại học Sư phạm Vân Nam Trung Quốc cho biết: "Khái niệm về gửi con cho người khác trông nom rất rộng, hoàn cảnh cũng không giống nhau. Nói tóm lại do bố mẹ bận công tác hoặc một nguyên nhân nào đó, phải gửi con cho ông bà hoặc người giúp việc trông nom trong thời gian dài, thiếu sự trao đổi và tình cảm với bố mẹ."
Ông Từ Châu Chuyên gia Giáo dục Tố chất của Thanh Thiếu niên cho rằng, những trẻ em không chung sống với bố mẹ tính tình thừơng sản sinh ba vấn đề: Thứ nhất là ông bà chiều chuộng, người giúp việc không tiện nhắc nhở, khiến trẻ tính tình bướng bỉnh, từ nhỏ được mọi người trong gia đình quá quan tâm, khiến cho trẻ thiếu tính tự lập và tự chủ. Thứ hai là như mọi người thường nói cứ như "Ông cụ non". Ngược lại, không gần bố mẹ đã tạo cho trẻ một cơ hội để rèn luyện, các cháu rất biết điều, gặp phải vấn đề gì rất vững lòng và bình tĩnh, nhưng cũng có cháu tỏ ra già dặn trước tuổi. Thứ ba là chỉ biết làm theo sự sắp đặt của bố mẹ v.v, bản thân không có chủ kiến.
Nhà trường và thầy cô hay phê bình dễ ảnh hưởng đến tâm lý của các cháu sống xa cha mẹ.
<< 1 2 >>