Bản nhạc chỉnh lý xong, cụ Tường lại phải chép ra nhiều tờ phân phát cho từng người để tự về nhà luyện tập. Sau khi luyện tập một thời gian lại tụ tập cùng diễn tấu. Nhưng các cụ mỗi lần hồ hởi xum họp, cuối cùng lại giải tán một cách ỉu xìu xìu, bởi vì mấy loại nhạc cụ thường không diễn tấu nhịp nhàng được.
Tiếng thổi sáo và khèn có chút không giống với tiếng nhạc của Nhà chùa, nói bản nhạc thì đúng, nhưng thổi thành làn điệu thì cảm thấy sai, bản thân cũng biết không đúng, bởi vì hồi nhỏ còn có ấn tượng. Sau đó cùng nhau tụ tập, buổi tối ngồi tranh luận, người này nói người kia thổi không đúng, người kia bảo bản nhạc sai, có lúc tranh luận tới một giờ sáng, tranh luận xong rồi thì làm thế nào ? Đến chùa diễn tấu cho Lat-ma nghe, Lat-ma nói diễn tấu không đúng lắm, bản nhạc đúng, diễn tấu có vấn đề.
Chớp mắt hơn năm đã trôi qua, nhưng các cụ không diễn tấu được một bản nhạc nào hoàn hảo, có cụ tỏ ra chán nản.
Cuối cùng có người đề nghị không biết thì giải tán thôi. Tôi nói không nên giải tán, kiên trì sẽ là thắng lợi. Khèn, sáo rất khó thổi, trước đây người dạy nói là sáo nghìn ngày khèn trăm ngày, có nghĩa là thổi sáo không đủ nghìn ngày, thổi khèn không đủ trăm ngày thì thổi không ra làn điệu, chỉ thổi ra làn điệu chưa được, mà phải thổi ra phong cách của bản nhạc.
Để thổi ra phong cách, họ bắt đầu mò mẫm và luyện tập càng gian khổ hơn. Ông Lâm Quốc Tường nói, cụ Vương Thanh Thạch là người luyện tập chịu khó nhất trong tám cụ. Cụ Tường nói :
Cụ Thạch học không kể sớm tối, buổi tối ngủ để nhạc cụ bên gối, mặc người nhà có đồng ý hay không, ngủ dậy là thổi. Người nhà không đồng ý, nói cụ ban ngày thổi không làm việc, tối đến cũng thổi, không ngăn nổi cụ. Say mê, hứng thú thổi sáo lên bừng bừng.
Các cụ đã dốc toàn bộ trí tuệ và nhiệt tình và nhạc cổ. Các cụ say mê nhạc cổ, khắc khổ luyện tập cuối cùng đã mò mẫm ra phương pháp, có thể diễn tấu một cách trôi chảy. Cụ Lâm Quốc Tường còn chép từng bản nhạc một cách ngay ngắn lên vải trắng để tiếp tục lưu truyền nhạc cổ cho đời sau.
Bản nhạc viết lên giấy, người này người kia xem sẽ rách. Tôi dự tính cất giữ lâu dài, những bản nhạc này không dễ kiếm, chúng tôi đều hơn 60 tuổi gần 70 tuổi rồi, giữ lại cho thanh niên sau này học.
Tới nay, các cụ đã chỉnh lý hơn 200 bản nhạc cổ, đã diễn tấu thuần thục hơn 30 bản nhạc cổ như "Tô Vũ chăn dê", "Phổ cung điện", "Tiễn Kinh Nương".v.v… Cụ Lâm Quốc Tường cảm thấy rất vui vẻ và yên tâm, cụ nói :
Ban nhạc chúng tôi cũng diễn tấu 12 năm rồi, chúng tôi cảm thấy thật không dễ dàng để đạt tới trình độ này, cũng cảm thấy rất phấn khởi. Mọi người cũng khen ngợi trình độ diễn tấu của chúng tôi, chúng tôi có lòng tin, tiếp tục củng cố tốt hơn nữa để phát triển nhạc khúc dân tộc đi lên, chúng tôi dự tính tuyển chọn thêm mấy thanh niên để kế thừa cho sau này.
Không có sân khấu biểu diễn lộng lẫy huy hoàng, mà chỉ có một căn nhà thôn quê mộc mạc, tám người cao tuổi với tấm lòng vững vàng, bền bỉ và nhiệt tình của mình đã đã trình diễn một Chương trình nhạc khúc cổ tuyệt vời, sự yêu mến thiết tha của các cụ đối với nhạc cổ được bắt nguồn từ sự mến yêu nồng nàn đối với cuộc sống. Nhạc khúc cổ xưa sẽ làm cho cuộc sống của những người cao tuổi như áng hoàng hôn lộng lẫy muôn hình muôn vẻ.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |