Thầy Lưu Chí Cường chụp ảnh lưu niệm với giáo sư Nguyễn Tài Cẩn
Bích Ngọc: Đối với rất nhiều thanh niên, công việc nghiên cứu của học giả là công việc vừa vất vả lại vừa buồn tẻ. Năm nay, thầy vẫn chưa đến 30 tuổi nhưng đã đạt được rất nhiều thành tựu trong học thuật, và còn giữ chức Trưởng phòng nghiên cứu Đông Nam Á, Trường Đại học Dân tộc Quảng Tây. Vậy thầy nhìn nhận thế nào về việc nghiên cứu học thuật?
Thầy Lưu Chí Cường: Trước hết, xin trả lời em Ngọc là tôi không bao giờ nghĩ làm nghiên cứu là một công việc vất vả và buồn tẻ, trái lại, tôi nghĩ rằng làm nghiên cứu là một công việc vừa lý thú lại vừa bổ ích cho xã hội. Ví dụ như tôi viết bài giới thiệu về văn hoá ẩm thực và chế độ khoa cử của Việt Nam, thậm chí tôi còn nghiên cứu thư pháp chữ Hán của bác Hồ v.v... Tôi thấy rất thú vị.
Ví dụ như tôi biết có một người Việt đã từng đỗ tiến sĩ Trung Quốc vào nhà Đường, ông ấy tên là Khương Công Phụ, ông đã từng làm tể tướng nhà Đường, ông mất ở Hạ Môn và mộ của ông nay vẫn ở Hạ Môn. Nhân dịp tết Thanh Minh năm 2009, tôi đã đi tìm và tảo mộ cho ông, tôi tìm mộ của ông ở một ngọn núi cao không có người hướng dẫn, qua mấy tiếng đồng hồ tìm kiếm, cuối cùng tôi đã phát hiện mộ của ông. Khi tảo mộ về, tôi tìm tài liệu đã khảo cứu rõ đầu đuôi về sự tích của ông ở thời kỳ nhà Đường. Như vậy tôi thấy công việc của tôi sẽ bổ ích cho xã hội.
Ví dụ thứ hai là, có một số học giả Trung Quốc vì không đọc được tiếng Việt nên cho rằng truyện Kiều của Việt Nam không hay bằng Truyện Kiều của Trung Quốc, tôi viết bài phê bình và giới thiệu cái hay cái đẹp của truyện Kiều do đại văn hào Nguyên Du tái sáng tạo lại trên cốt truyện Trung Quốc, như vậy chúng ta có thể tránh được những hiểu lầm về văn hoá hai nước.
Bích Ngọc: Theo em được biết, tháng 5 tới, thầy sẽ sang trường Đại học Viễn Đông Pháp, mời thầy giới thiệu vài nét sơ lược về chuyến đi này.
Thầy Lưu Chí Cường: Vì tôi là người Trung Quốc đầu tiên đã đọc được chữ Chăm, và Viện Bác Cổ Viễn Đông Pháp đã mời tôi tham gia vào đề tài nghiên cứu về văn hoá Champa, nên bên Pháp đã mời tôi sang làm nghiên cứu. Nhân chuyến đi này, tôi sẽ có cơ hội đọc những tài liệu hiếm có của Việt Nam mà bên Pháp thu thập.
Bích Ngọc: Rất cảm ơn thầy, xin chúc thầy gặt hái nhiều thành công hơn nữa trong sự nghiệp học thuật.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |