Thầy Lưu Chí Cường
Các bạn thính giả thân mến, hoan nghênh các bạn đến với tiết mục "Câu lạc bộ tuổi trẻ" hôm nay. Các bạn thân mến, thầy Lưu Chí Cường là nghiên cứu sinh tiến sĩ khóa 2007 của Khoa Ngôn ngữ văn hóa phương Đông, trường Đại học Bắc Kinh, giáo viên hướng dẫn thạc sĩ chuyên ngành ngôn ngữ văn học Á-Phi, trường Đại học Dân tộc Quảng Tây. Thầy chủ yếu nghiên cứu về sự giao lưu giữa hai nền văn hóa Trung Quốc-Việt Nam, với sự thông minh và cần cù, thầy đã đạt được nhiều thành tích trong học thuật, đã xuất bản hai cuốn sách "Nghiên cứu mậu dịch biên giới Trung-Việt", "Nghiên cứu ngôn ngữ văn hóa Việt Nam", và đã đăng 30 bài nghiên cứu, đặc biệt thầy còn biết tiếng Chăm-pa, trở thành người Trung Quốc đầu tiên am hiểu chữ Chăm-pa. Để chào mừng 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Trung-Việt và "năm hữu nghị Trung-Việt" đầu tiên trong lịch sử, thầy sẽ xuất bản cuốn sách thứ 3 mang tên "tứ đại danh tác của văn học cổ điển Việt Nam". Thầy còn từng đến nhiều nơi như Trường Đại học Hạ Môn, Đại học Ma-lai-xi-a báo cáo học thuật.
Trong tiết mục "Câu lạc bộ tuổi trẻ" hôm nay, Bích Ngọc mời các bạn đón nghe buổi phỏng vấn qua điện thoại với thầy Lưu Chí Cường.
Bích Ngọc: Xin chào thầy Lưu Chí Cường, em là Bích Ngọc, người dẫn chương trình "Câu lạc bộ tuổi trẻ" Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc. Trước tiên, xin mời thầy giới thiệu đôi chút về quá trình học tập và công tác của mình.
Thầy Lưu Chí Cường: Vâng, chào em Ngọc, rất cảm ơn chương trình "Câu lạc bộ tuổi trẻ" Đài phát thanh quốc tế Trung Quốc đã dành một cơ hội cho tôi để giới thiệu học tập và công tác của mình.
Mười năm trước, tức năm 1999, tôi thi vào Đại học Dân tộc Quảng Tây để học chuyên ngành tiếng Việt, năm 2001 đến 2002, tôi có từng du học ở Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội. Năm 2003, tôi tốt nghiệp Đại học và làm việc tại Đại học Sư Phạm Quảng Tây, Đại học này nằm ở thành phố Quế Lâm và một khu của trường này đã từng là khu trường của Trường Dục Tài Học Hiệu của Việt Nam, trường Dục Tài Học Hiệu này do Chính phủ Trung Quốc Viện trợ và được thành l ập vào năm 1951, mục đích của trường này chủ yếu là đào tạo các học sinh của các nhà cách mạng Việt Nam. Lúc đó, công việc của tôi chủ yêu là phụ trách các đoàn sang thăm lẫn nhau giữa Đại học Sư Phạm Quảng Tây và các đoàn hữu nghị Việt Nam. Cũng vào năm đó, tôi được gặp chú Vũ Cao Phan, Phó Chủ tịch hội hữu nghị Việt Trung, chú cũng đã từng là cựu học sinh trường Dục Tài Học Hiệu, chú dạy dỗ tôi rất nhiều về tình hữu nghị Trung Việt, vì thế mà tôi đã quyết tâm làm một học giả về Việt Nam học.
Năm 2004, tôi thi đỗ cao học của Đại Học Dân tộc Quảng Tây về Việt Nam Học, giáo sư hướng dẫn của tôi là hai giao sư nổi tiếng về Việt Nam học, một thầy là giáo sư Cổ Tiểu Tùng, nay là Phó Viện trưởng viện khoa học xã hội Quảng Tây, giáo sư này chuyên về quan hệ Trung - Việt, một thầy là giáo sư Phạm Hồng Quý, giáo sư này chuyên về lịch sử văn hoá Việt Nam. Do có sự hướng dẫn tận tình của hai giáo sư này, nên tôi đã có được một cơ sở học thuật tương đối vững chắc. Từ năm 2005, tôi bắt đầu đăng những bài giới thiệu về ẩm thực, tín ngưỡng của Việt Nam cho phía Trung Quốc. Năm 2006, giáo sư Phạm Hồng Quý cùng với tôi đã cho xuất bản cuốn sách "Nghiên cứu về mậu dịch biên giới Trung Việt", nay cuốn sách này đã được phía Việt Nam dịch sang tiếng Việt, năm nay sẽ do Nhà xuất bản Dân tộc Việt Nam xuất bản.
Thầy Lưu Chí Cường chụp ảnh lưu niệm với giáo sư Phan Huy Lệ
Năm 2007, tôi thi đỗ nghiên cứu sinh tiến sĩ của Đại học Bắc Kinh về Văn Hoá Đông Nam Á, hai giáo sư hướng dẫn của tôi đều rất nổi tiếng trong giới học thuật, một giáo sư là thầy Lương Mẫn Hoà, giáo sư chuyên về văn hoá Malai, một giao sư là cô Triệu Ngọc Lan, giáo sư chuyên về văn học cổ điển Việt Nam. Hai giáo sư cũng rất tận tình dạy dỗ tôi, năm 2008, giáo sư Phạm Hồng Quý và tôi cho xuất bản cuốn sách thứ hai mà chúng tôi hợp tác, cuốn sách với tên là Nghiên cứu về Ngôn ngữ và Văn Hoá Việt Nam. Tháng 3 năm 2008, tôi được mời dự Hội thảo quốc tế về Vịnh Bắc Bộ do Đại học Quốc gia Australia tổ chức. Tháng 12 năm 2008, tôi được mời sang dự Hội thảo Quốc tế Việt Nam học lần thứ III do Viện khoa học xã hội Việt Nam và Đại học Quốc gia Hà Hội tổ chức, trong khi hội thảo, tôi được gặp nhà ngôn ngữ học nổi tiếng của Việt Nam là giáo sư Nguyễn Tài Cẩn và nhà sử học nổi tiếng của Việt Nam là giáo sư Phan Huy Lê. Năm 2009, vì một bài khảo cứu về sáu người Việt đỗ tiến sĩ của Trung Quốc trong thời kỳ nhà Minh, tôi xin được học bổng của Bộ Giáo dục sang Đai học Hạ Môn học về Khoa cử học, trong khi đó, tôi làm báo cáo học thuật về chế độ khoa cử Việt Nam. Cuối năm 2009, tôi được mời sang Đại học Ma-lai-xi-a dự Hội thảo Quốc tế về quan hệ bán đảo Đông Đương và thế giới Malay do Đai học Malaya và EFEO (Viện Bác cổ Viễn Đông Pháp) tổ chức. Trong khi ở Malay, tôi học tiếng Chăm và chữ chăm cổ với Phó giáo sư tiến sĩ Po Dharma, một học giả Pháp gốc dân tộc Chăm rất nổi tiếng về Champa học. Cũng trong năm 2009, tôi được đảm nhiệm cương vị hướng dẫn học viên cao học của Đai học Dân tộc Quảng Tây. Tháng 1 năm 2010, Viện nghiên cứu Đông Nam Á Đại Học Dân tộc Quảng Tây thành lập, vì tôi có chút ít thành tích về học thuật, nhất là về Việt Nam học, nên tôi được giao chức vụ là viên trưởng đầu tiên của Viện nghiên cứu này.
Để chúc mừng năm hữu nghị đầu tiên của hai nước Trung- Việt, năm nay, tôi sẽ cho xuất bản một tác phẩm mới của tôi là "Tứ đại danh tác văn học cổ điển Việt Nam".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |