Tản văn: LỄ NOEL CỦA NGƯỜI ANH
Tác giả: Chu Tự Thanh
25 tháng 12 là Lễ Noel. Người Anh ăn mừng lễ Noel, tựa như hương vị Tết xuân âm lịch của ta vậy. Bất kể từ phong tục tập quán hay từ tôn giáo thì đây chính là năm mới Nguyên Đán; Được biết, ngay từ thế kỷ thứ 7 công nguyên đã như vậy rồi, từ thế kỷ 14 đến giữa thế kỷ 18, tuy Nguyên đán đã được sửa đổi vào ngày 25 tháng 3 hằng năm, nhưng về sau mọi việc vẫn như cũ. Còn mồng1 tháng 1 Dương lịch, chẳng qua chỉ là ngày đầu tiên của một năm trên danh nghĩa mà thôi, xưa nay người Anh không coi trọng ngày năm mới Nguyên đán Dương lịch cho lắm.
Các nhân viên bưu chính phải nói là bận đến bở hơi tai, hàng ngàn hàng vạn tấm thiệp mừng đều phải qua tay chuyển phát của họ. Ngoài các tấm thiệp mừng Noel ra còn rất nhiều tập lịch nữa. Loại lịch này rất nhỏ, cũng có tranh vẽ, có lời chúc phúc, có thể bỏ vào trong phong bì đựng thiệp. Nhưng không đa dạng cho lắm, kém xa so với thiếp mừng. Thiệp mừng chia làm hai loại, một loại ghi họ tên, một loại in họ tên lên. Ai có giao tiếp rộng rãi thì sử dụng loại thiệp in họ tên, rất nhiên sẽ đắt hơn; được biết những năm tháng đó cũng phải cạnh tranh để ra mắt các chủng loại thiệp mừng khác nhau, nhưng năm nay chỉ có nửa số thiếp đơn giản mà thôi, đó là vì để tiết kiệm. Còn loại thiệp ký tên thì lại khác hẳn, các cửa hàng bán sách giấy rất đắt khách, cho nên chủng loại thiệp này trở nên phong phú hơn trước. Thế nhưng nghe nói trông cũng chẳng mới mẻ lạ mắt cho lắm, đây chẳng qua là cái thứ để ứng phó với thời buổi mà thôi. Trong con mắt của người nước ngoài, họ đã ngắm đủ các loại màu sắc rồi. Tôi từng đến một nhà sách lớn ở khu phố cổ, thấy có bốn tập các bản mẫu dày thiệp mừng Noel, với hơn ba ngàn loại.
Phần đầu của bản mẫu là thiệp mừng của Hoàng gia: Trên có bức tranh Nhà thờ Thánh Phao-lô Anh, trông uy nghi hoành tráng sừng sững đứng trên thành London; những đường nét hoa văn trong tấm thiệp hiện lên nụ cười của Thượng đế. Mẫu gốc của những tấm thiệp này rất to bản, nhưng cũng có loại cỡ nhỏ, ai cũng có thể mua ghi tên mình lên đó mà gửi cho người nhận. Ngoài ra còn có loại thiệp toàn màu vàng kim, óng ánh chói cả mắt; có loại trong như đá quý màu xanh lam lấp lánh cánh bươm bướm; có loại thiệp chạm hình hoa bằng lụa, xinh xắn, như những hạt băng bị nhai vụn.
Các bà vợ cũng rất bận rộn vất vả để chuẩn bị những món quà tặng chồng con, rồi lại bận bắt tay vào việc trang trí nhà cửa, cây Noel, làm món ăn bằng gà tây v,v… Có hai thứ không thể thiếu được để trang trí nhà cửa, đó là cành cây tầm gửi và cành cây táo ký sinh. Cành cây tầm gửi được đặt trong các nhà thờ, cành cây táo bày trong nhà dân; những cành cây này phần lớn đều được cắm hoặc treo ở trên cao. Trên cành cây tầm gửi màu xanh, treo những quả nhỏ màu đỏ. Tục lệ trang trí vào dịp Noel đã có từ lâu đời, có người cho rằng đây là cái tục mà các tín đồ Cơ đốc giáo nhặt lấy từ trong phong tục tập quán La Mã. Trang trí ký sinh trên cành táo là treo những quả nhỏ màu trắng, đây là phong tục của nước Anh, được xuất hiện ngay từ đầu thế kỷ 17. Trước đây, các chàng trai trẻ có thể hôn bất cứ cô gái nào, thế nhưng sau khi hôn xong anh chàng phải hái một quả ký sinh màu trắng từ trên cành xuống. Sau khi hái xong, không được phép hôn nữa.
Cây Noel được trang trí đủ kiểu, trên cây treo đầy các hộp quà của trẻ nhí, treo nhiều hay ít tùy theo hoàn cảnh các gia đình. Phong tục cây Noel nhập từ Đức; và được truyền từ vùng Scandinavian phía tây bắc châu Âu. Trong thần thoại Bắc Âu kể rằng có một gốc cây to gọi là cây Thế giới, hay còn gọi là cây vũ trụ, đây là rễ cây và cành cây nối liền đất trời của tam giới. Thực ra đây là cây sồi, cây sồi khổng này có thể nhỏ từng giọt mật. Dưới rễ cây có nước suối nhiều đức; trên thân có một con chim ưng, một con sóc, bốn con nai đực; bên cạnh gốc cây có một con rắn độc, rắn cứ gặm rễ cây. Con sóc cứ chạy lên chạy xuống giữa chim ưng ở trên cây và rắn độc thông minh ở dưới gốc cây để đưa chuyện gây xích mích. Cây Vũn trụ này không được rung động, nếu cây bị rung, thì yêu quái sẽ thức dậy làm loạn. Nghĩ đến câu chuyện thần thoại này, liền cảm thấy cây Noel hiện nay quả là ấm áp và gần gũi. Đến ngày 6 tháng 1 của năm mới, tất cả các cây Noel, cây tầm gửi và ký sinh cây táo đều phải mang đốt hết đi; khi đốt những thứ đó, mọi người ở hiện trường đều xắn tay vào đốt, để có thể được chia phúc lộc.
Đêm Noel, mọi người chơi các trò chơi giải trí sau bữa tiệc tối, có trò ghế âm nhạc, số ghế phải ít một chiếc so với số người, hễ tiếng nhạc tắt là ai nấy đều phải tranh lấy ghế mà ngồi, hoặc có các trò chơi như bịt mắt thổi tắt nến, rút thăm, cướp người, cướp bóng bay vv… Mọi người ai nấy đều vui như trẻ con. Cuối cùng còn có tiết mục nhảy múa. Sau đêm Noel, sang ngày hôm sau thì mọi thứ hầu như trở lại bình thường như cũ thôi.
(Viết xong vào tháng 12 năm 1934)
Trung: Trong bài tản văn "Lễ Noel của người Anh" trên đây, ngòi bút của nhà văn Chu Tự Thanh đã ngược dòng thời gian đưa chúng ta trở lại tìm hiểu tập tục mừng Lễ Noel của người Anh trong thập kỷ 30 thế kỷ trước một cách sinh động trong con mắt của ông vào thời gian ông du học ở Anh.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |