Nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Lý Gia Trung
Ông Lý Gia Trung, Nguyên Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam, đầu những 60 thế kỷ trước, ông đến công tác tại Bộ Ngoại giao Trung Quốc, không bao lâu, cuộc chiến tranh Mỹ xâm lược Việt Nam nâng cấp, khắp cả nước Trung Quốc đã dấy lên phong trào giúp Việt Nam chống Mỹ rầm rầm rộ rộ. Lúc bấy giờ, Chủ tịch Mao Trạch Đông có câu danh ngôn rằng: "700 triệu nhân dân Trung Quốc là hậu thuẫn vững chắc của nhân dân Việt Nam, Trung Quốc rộng lớn là hậu phương vững chắc của nhân dân Việt Nam".
Ông Lý Gia Trung là phiên dịch viên của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông từng có nhiều dịp tiếp xúc với Bác Hồ. Trong cuốn hồi ký "Từ hồ Vị Danh đến hồ Hoàn Kiếm", ông đã dành một chương, giới thiệu về trình độ Hán ngữ rất chuyên sâu của Bác Hồ.
Từ hồ Vị Danh đến hồ Hoàn Kiếm
Hồ Vị Danh Hồ Hoàn Kiếm
Chủ tịch Hồ Chí Minh có sự đi lại gắn bó với với các nhà lãnh đạo Trung Quốc như Chủ tịch Mao Trạch Đông, Thủ tướng Chu Ân Lai, ..., mỗi khi gặp gỡ họ thường nói chuyện với nhau bằng tiếng Trung Quốc. Người còn nhiều lần viết công văn và thư từ cho các nhà lãnh đạo Trung Quốc bằng chữ Trung Quốc. Ví dụ như ngày 8 tháng 7 năm 1957, trong bức điện bằng chữ Trung Quốc gửi Chủ tịch Mao Trạch Đông, Người viết: "Đồng chí Mao Chủ tịch thân mến, tôi đã tới Bắc Kinh vào chiều ngày 6 tháng này, đã gặp gỡ các đồng chí Bộ Chính trị Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc, sáng nay ngày 8 tôi lên đường đi Bình Nhưỡng. Chúc đồng chí mạnh khỏe. Chí Minh điện".
Bác Hồ và tướng Trần Canh
Chủ tịch Hồ Chí Minh còn giỏi làm thơ bằng chữ Trung Quốc. Vào đầu năm 1950, trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Người bí mật sang Trung Quốc, đã gặp gỡ Phó Tư lệnh Quân khu Tây Nam Trung Quốc Trần Canh tại Nam Ninh. Trong những năm 20 thế kỷ trước, trong thời kỳ hoạt động cách mạng tại thành phố Quảng Châu, Người đã quen biết Phó Tư lệnh Trần Canh tại Lớp học khóa 1 trường Quân sự Hoàng Phố Quảng Châu, bạn cũ gặp lại nhau sau hơn 20 năm xa cách hết sức xúc động. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tặng đồng chí Trần Canh bài thơ bằng chữ Hán.
当年遇君一青年,如今统兵握帅权,
雄兵百万悉听命,捍卫革命固滇边。
Ngọc Ánh tạm dịch như sau:
Năm xưa gặp quân còn trẻ trung
Ngày nay quân nắm quyền soái binh
Hùng binh trăm vạn nghe điều lệnh
Bảo vệ khu cách mạng Điện biên
Chủ tịch Hồ Chí Minh có sự nghiên cứu rất sâu đối với thơ Đường Trung Quốc, Người thường mượn một số câu thơ Đường rồi tiến hành sửa lại một chút, để bày tỏ tư tưởng và tình cảm của mình. Tháng 9 năm 1950, Việt Nam phát động "Chiến dịch Điện Biên Phủ " để mở đường thông tới biên giới Trung-Việt. Trung ương Đảng đã cử tướng Trần Canh sang Việt Nam, tham gia việc tổ chức và chỉ huy chiến dịch. Đến tháng 10, khu vực biên giới Việt-Trung đã hoàn toàn giải phóng. Do vậy, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cử cán bộ mang tặng tướng Trần Canh mấy chai rượu sâm banh Pháp thu được và một bức thư. Tướng Trần Canh giở bức thư ra xem, thì ra là một bài thơ Người đích thân viết bằng chữ Hán. Bài thơ này đã được viết mô phỏng theo bài "Lương châu từ" của nhà thơ Vương Hàn thời nhà Đường, như sau:
香槟美酒夜光杯,欲饮琵琶马上催,
醉卧沙场君莫笑,敌人休放一人回。
Tặng tướng quân Trần Canh (2)
Hương tân mỹ tửu dạ quang bôi
Dục ẩm, tỳ bà mã thượng thôi
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu
Địch nhân hưu phóng nhất nhân hồi.
Tạm dịch:
Tặng tướng quân Trần Canh (2)
Rượu ngọt sâm banh lấp lánh ly
Muốn uống, tỳ bà thúc ngựa phi
Đừng cười say nghỉ nơi trận mạc
Không tha quân địch một tên về.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |