Nghe Online
Năm nay là kỷ niệm lần thứ 60 Ngày giải phóng hòa bình Tây Tạng, cách đây 60 năm, Tây Tạng đã thực hiện chuyển đổi chế độ từ nông nô sang xã hội chủ nghĩa, bộ mặt Tây Tạng đã thay da đổi thịt mang tính lịch sử.
Sự thay đổi to lớn của La-sa chính là hình ảnh thu nhỏ của Tây Tạng, là cửa sổ để mọi người tìm hiểu lịch sử, thế giới thiên nhiên và nội tâm của người Tây Tạng. Tây Tạng là nơi tươi đẹp hữu tình, độc đáo và huyền bí, Tây Tạng có núi Chu-mô-lung-ma nổi tiếng thế giới, có thung lũng Ya-lu-chang-pu lớn nhất thế giới, có núi thần hồ thánh thu hút mọi người, Cung Pu-ta-la nguy nga tráng lệ, có các cụm kiến trúc chùa chiền phong cách độc đáo, có nền văn hóa nghệ thuật lịch sử lâu đời, có thuần phong mỹ tục đậm đà bản sắc dân tộc, có nhiều động thực vật cao nguyên quý hiếm.
Non nước hữu tình và nhân văn Tây Tạng đã làm rung động biết bao lòng người, rất nhiều người đã đến với Tây Tạng bằng sự từng trải riêng và cả tình cảm chung của mình, đã đến rồi thì không nỡ rời đi. Trong Chương trình Văn nghệ cuối tuần hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với các bạn vị Phật sống đời thứ 6 Tây Tạng Cang-yang-jia-cuo, Ngài là nhân vật lịch sử nổi tiếng Tây Tạng, là nhà sư lãng mạn, nhà thơ trữ tình bi thương, Ngài như đóa hoa hồng khóc trước tượng Phật, là Bồ đề bị lạc trong cung điện, cuộc đời của Ngài tuy ngắn ngủi nhưng có biết bao câu chuyện ly kỳ.
Vào sống trong Cung Pu-ta-la
Tôi là vua lớn nhất của vùng tuyết
Phiêu bạt trên đầu đường La-sa
Tôi là người tình tuấn tú nhất trần gian
--- Chàng chính là Cang-yang-jia-cuo
Cang-yang-jia-cuo là nhân vật nổi tiếng trong lịch sử Tây Tạng. Ngài sinh năm 1683 trong một gia đình nông nô ở miền nam Tây Tạng (năm thứ 22 Khang Hy), nhiều thế hệ trong gia tộc Ngài đều là tín đồ Phật giáo trường phái Đỏ, giáo quy của trường phái giáo này cho phép nhà sư lấy vợ sinh con. Trong 14 năm sinh sống tại nông thôn, đã giúp Ngài có những từng trải phong phú trong trần thế, đã khơi dậy cho Ngài tình yêu thiên nhiên, cũng như gợi lên cho Ngài những linh cảm về thơ ca.
Tiếc rằng sự đời oái ăm thay, chàng trai trẻ Cang-yang-jia-cuo không được phép tiếp tục sống với non nước đồng quê. Năm 1697, vua Khang Hy ban lệnh, anh chàng trẻ tuổi Cang-yang-jia-cuo 15 tuổi được các cao tăng Tây Tạng chọn làm "Linh Đồng chuyển thế", trở thành vị Phật sống đời 6 có địa vị thủ lĩnh trong Chính giáo Tây Tạng.
Điều càng khiến Ngài bất lực hơn là, Phật sống thuộc Phật giáo trường phái Vàng, giáo phái này cấm các tăng lữ xây dựng gia đình. Cang-yang-jia-cuo khó mà chấp thuận luật này lệ này, Ngài không chịu bó buộc mình như trong quy định Phật giáo, ngược lại, Ngài đã sáng tác nhiều bài thơ rung động lòng người theo tư tưởng và ý nguyện của mình.
Lúc bấy giờ ở Tây Tạng, sự mâu thuẫn giữa Vua Tạng và Cao Tăng Sang-jie-jia-cuo ngày một gay gắt, Vua Tạng liền tâu nhà Vua yêu cầu phế bỏ Cang-yang-jia-cuo. Năm 1705, vua Khang Hy phê chuẩn, quyết định áp giải Phật sống Cang-yang-jia-cuo đến Bắc Kinh. Năm 1710, trên đường áp giải đến bên hồ Thanh Hải, Cang-yang-jia-cuo bỗng nhiên bị mất tích ...
Phật sống Cang-yang-jia-cuo đã bị mất tích theo hướng nào, có rất nhiều cách nói khác nhau. Sách sử ghi lại rằng, Cang-yang-jia-cuo bị mất tích bên Hồ Thanh Hải trên đường bị áp giải đi Bắc Kinh; nhưng trong dân gian lại truyền rằng, Ngài bị mất tích vào một đêm tuyết rơi, từ đó buông bỏ hết danh lợi, thay tên đổi họ, rồi chu du đến Mông Cổ, Ấn Độ, Nê-pan, Ngài mất vào năm 64 tuổi.
Vậy sự thật về vị Phật sống huyền bí này trong sách sử như thế nào? Có những bí mật gì chứa đựng trong những vần thơ tình dài dằng dặc? Trong chương trình hôm nay, chúng ta sẽ lần theo dấu chân của Phật sống Cang-yang-jia-cuo, tìm kiếm những truyền kỳ đã bị chôn lấp trong dòng thời gian hơn 300 năm ...
Là vị Phật sống Tây Tạng cách đây hơn 300 năm,Ngài nổi tiếng không phải là vì học vấn Phật pháp phong phú, mà là vì cá tính phóng khoáng của Ngài, từng câu từng chữ trong thơ của Ngài, mỗi câu thơ tình của Ngài đều khiến lòng người rạo rực, đọc thơ Ngài mà như trông thấy Ngài đang mặc trang phục dân dã, đi dạo trên đường phố La-sa.
Ngày hôm ấy, nhắm mắt trong làn khói kinh điện,
Bỗng nghe thấy chân ngôn trong tiếng tụng kinh của Ngài
Tháng ấy, tôi lắc lắc tất cả ống kinh, chỉ vì muốn chạm được ngón tay Ngài
Năm ấy, dạp mình tiến lên trên đường, chỉ vì cảm thấy luồng hơi ấm áp của Ngài
Kiếp ấy, non nước xoay chuyển quay pháp Phật, không vì kiếp sau, chỉ vì trên đường có thể gặp Ngài.
Cang-yang-jia-cuo, từ người con của một Lạt-ma, trở thành một vị Phật sống cao quý, Ngài ở trong thánh địa Cung Pu-ta-la trang nghiêm tĩnh mịch, nhưng lại hướng vọng trần gian phàm tục tự do. Do được tấn mắt nhìn thấy nhiều điều nhưng lại bất lực, khiến Ngài nhận thấy tâm địa hiểm ác, méo mó của con người trong các cuộc đấu tranh của đám quyền quý. Ngài là Phật sống, đồng thời là một người đàn ông đa tình và là một nhà thơ xuất sắc, tình yêu của Ngài đã trở thành những vần thơ rung động lòng người, đã lưu truyền rộng rãi trong các vùng Tạng Hán.
Phật sống Cang-yang-jia-cuo sáng tác khoảng 66 bài thơ, phần lớn là miêu tả mối tình chung thủy, vui vẻ hoặc ai oán khi gặp trắc trở của các đôi tình nhân, cho nên tập thơ tiếng Tạng của Ngài dịch sang tiếng Hán mang tên là "Tình ca". Nguyên tác tập thơ "Tình ca" bằng tiếng Tạng được lưu truyền rộng rãi, có bài được truyền miệng, có bài được lưu truyền bằng chép tay, có bài được khắc trên gỗ, in lên giấy v.v. Mỗi bài thơ đều không có đầu đề, nếu như có thì cũng là do người đời sau đặt cho. Qua đó có thể thấy, độc giả dân tộc Tạng rất yêu thích tập thơ "Tình ca " của Phật sống Cang-yang-jia-cuo. Tập thơ sau khi dịch sang tiếng Hán, lại được chuyển ngữ sang mười thứ tiếng nước ngoài như tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nhật, tiếng Nga, tiếng Hin-di... Qua đó có thể thấy tập thơ "Tình ca" không những nổi tiếng trong lịch sử văn học Tây Tạng mà còn nổi danh trong làng thơ thế giới.
Cao tăng Phật giáo Tây Tạng đánh giá Ngài như sau: "Cang-yang-jia-cuo đã dùng pháp trần gian để người đời nhận ra thế giới tinh thần rộng lớn của pháp xuất thế, những áng thơ của Ngài đã gột rửa tâm linh của thế hệ này đến thế hệ khác. Ngài đã khiến mọi người cảm nhận được Phật pháp không phải cao chót vót không sao với tới được bằng lòng từ bi chân thành của mình, chính phong cách độc đáo của Ngài đã khiến chúng ta lĩnh hội được giáo lý thật sự".
Khi cơ hội vận may đã đến
Tôi liền dựng lên bảo Phan cầu phúc
Sẽ có một nữ tài danh môn
Mời tôi đến nhà nàng dự tiệc
Tôi nhìn quanh một lượt chỗ ngồi
Của các cô gái mỉm cười có hàm răng trắng
Ánh mắt bẽn lẽn của một nàng
Liếc nhìn lên khuôn mặt trẻ trung của tôi
Nếu tôi phải lòng cô gái đó
Thì duyên Phật kiếp này sẽ đoạn tuyệt
Nếu đi du ngoạn núi đồi tĩnh mịch
Sẽ đi ngược lại tấm lòng nàng
Nhiệm vụ của giọt sương đọng trên ngọn cỏ
Là sứ giả của làn gió lạnh lẽo
Hoa tươi và ong bị tách rời
Nhất định là "gió" đấy thôi.
Nét chữ màu đen đã viết xong,
Liền bị nước và "mưa" làm nhòa
Vết lòng chưa hề viết ra
Tuy muốn xóa đi nhưng không được
Hoàng hôn ra đi tìm người mình yêu
Tuyết đã rơi là rạng sáng
Khi vào ở trong Cung Pu-ta-la
Là Thụy Tấn Cang-yang-jia-cuo
Khi sống dưới thành La-sa
Như kẻ vãng lai Tang- san- wang- po
Bí mật đã không còn ý nghĩa
Viết chân đã in trên nền tuyết.
Tương truyền rằng, trước khi Cang-yang-jia-cuo được chọn làm "Phật sống chuyển thế ", trong lòng Ngài đã ấp ủ một cô gái có dung nhan xinh đẹp, hai người ở bên nhau từ nhỏ, thương yêu nhau nhất mực. Sau khi vào Cung Pu-ta-la, Cang-yang-jia-cuo chán nản trước cuộc sống lãnh tụ Hoàng giáo đơn điệu cứng nhắc, Ngài ngày đêm tưởng nhớ phong tục tập quán đa dạng trong dân gian, nhớ nhung người yêu xinh đẹp của mình.
Ban đêm Ngài thường xuyên mặc thường phục ra ngoài cung, hẹn hò gặp gỡ người yêu, theo đuổi cuộc sống lãng mạn. Vào một ngày, trời đổ tuyết lớn, sáng ra thức dậy, một vị Lạt ma phát hiện có dấu chân người in trên mặt tuyết, liền lần theo dấu chân tìm kiếm, cuối cùng phát hiện dấu chân dẫn vào phòng ngủ của Cang-yang-jia-cuo trong cung. Sau đó ông đã xử phạt nghiêm khắc người cảnh vệ của Cang-yang-jia-cuo, lại còn cho người đi giết người yêu của Cang-yang-jia-cuo, rồi đem giam Ngài lại.
Còn rất nhiều những truyền thuyết lãng mạn như vậy, nhưng cũng đều kết thúc bằng những tấn bi kịch. Thảo nào mà Phật sống Cang-yang-jia-cuo phong lưu lãng du, thực ra những thứ mà Ngài mong muốn không khác gì người bình thường sống trên đời này.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |