Quyên: Thường ngày con cái đều bận rộn với công việc, cha mẹ chỉ mong con cháu về nhà ăn Tết, quây quần bên mình, nhưng sau khi con cái thành lập gia đình, cứ đến Tết Nguyên Đán hàng năm, thì hai thế hệ đều phải đối mặt với vấn đề về nhà ai ăn Tết.
Hoa: Nếu bảo dâu về nhà ăn Tết, thì dâu sẽ không vui bởi thông gia bên kia phải đối mặt với bốn bức tường lạnh lẽo. Nếu con không về nhà, thì cảm thấy không phải là một gia đình hoàn chỉnh. Cha mẹ nghĩ thế cũng phải, nhưng con cái cũng có ý nghĩ và khó khăn của mình.
Quyên: Còn quan điểm thứ 4 cho rằng, chỉ cần con cái vui lòng, dù đến nhà ai ăn Tết, cha mẹ đều thông cảm.
Hoa: Vâng, hiện nay nhiều người trẻ đều làm việc ở ngoại tỉnh, ở thành phố lớn, về nhà ăn Tết thực ra không phải là chuyện dễ dàng, giá thành giao thông cao, thời gian ngày nghỉ có hạn, bên cạnh đó, Trung Quốc lại đông dân, mỗi năm cứ đến Tết Nguyên Đán, vé tàu xe và vé máy bay đều rất căng thẳng, về nhà khác nào "một cuộc chiến" vừa làm mình mệt mỏi, vừa phải tốn kém.
Quyên: Về tập tục ăn Tết, người cao tuổi chú trọng hình thức, mong cả gia đình đoàn tụ; còn thế hệ trẻ thì chú trọng nội dung, mong được đón Tết vui vẻ nhẹ nhàng.
Hoa: Tuy cha mẹ luôn mong muốn con gái mình có thể về nhà ăn Tết, quây quần bên mình, nhưng đa số cha mẹ vẫn tôn trọng sự lựa chọn của con.
Quyên: Vâng, nhiều cha mẹ đều cho rằng, chỉ cần con cái vui lòng, đến nhà ai ăn Tết cũng được, cha mẽ cũng có thể thông cảm được.
Hoa: Nếu bố mẹ chồng và bố mẹ vợ đều thông cảm, thì về nhà nội hay ngoại ăn Tết không phải là chuyện nan giải nữa. Nhưng đối với những cặp vợ chồng, một người đến từ gia đình thành phố, một người đến từ gia đình nông thôn, thì vẫn đang đau đầu để tìm phương thức đón Tết thích hợp.
Quyên: Vâng, ở nhiều khu vực nông thôn, quan niệm truyền thống về nhà nội ăn Tết đã bén rễ rất sâu. Nhưng, hiện nay ngày càng nhiều bạn trẻ tốt nghiệp đại học, làm việc và kết hôn ở thành phố, phong tục về nhà nội ăn Tết đã nhạt dần. Nhưng, nếu hai vợ chồng đều là con một, trong đó một người đến từ nông thôn, một người đến từ thành phố, hẳn hai vợ chồng sẽ đau đầu về nhà ai ăn Tết.
Hoa: Xét đến các trường hợp kể trên, quan điểm cuối cùng cho rằng, để giải quyết vấn đề về nhà nội hay ngoại ăn Tết, không có mô hình tối ưu, chỉ có mô hình thích hợp.
Quyên: Ở Trung Quốc, mô hình đời sống "421", tức một cặp vợ chồng phải phụng dưỡng 4 người già, nuôi dưỡng một con, đang trở nên mô hình phổ biến. Vì vậy, để giải quyết vấn đề về nhà ai ăn Tết, hai bên cả con cái lẫn cha mẹ đều phải vượt quan niệm truyền thống, phải độ lượng và khoan dung.
Hoa: Vâng, thực ra, đến nhà nội hay ngoại ăn Tết không phải là điều quan trọng, điều quan trọng nhất là hai vợ chồng đều phải đối xử thân mật với bố mẹ chồng hay vợ, đây mới là sự mong đợi của bố mẹ hai bên.
Quyên: Vâng, vì vậy, hai vợ chồng đều phải xuất phát từ góc độ đối phương, lo nghĩ cho đối phương, rồi thương lượng và tìm ra giải pháp theo tình hình thực tế.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |