Quyên: Từ đó về sau, tuy Trung Quốc trải qua nhiều triều đại thay thế trong lịch sử, nhưng sự tôn sùng đối với Khổng Tử chỉ tăng không giảm, trong 2000 năm qua, dưới sự chủ đạo của triều đình, lễ tế Khổng Tử từ quê hương Khổng Tử phát triển sang các địa phương Trung Quốc, lễ tế này cũng liên quan chặt chẽ với hoạt động giáo dục Nho Giáo ở địa phương.
Hoa: Lễ tế Khổng Tử không phải là lễ sùng bái theo ý nghĩa tôn giáo, mà là nghi lễ bày tỏ sự kính trọng đối với nhà giáo dục và nhà triết học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc, mỗi động tác, mỗi vật trưng bày đều thể hiện quan niệm và sự theo đuổi của Khổng Tử.
Quyên: Vì vậy, lễ tế Khổng Tử cũng là một quá trình học tập nghi lễ Nho Giáo, ngọn lửa văn hóa Trung Hoa không bao giờ tắt được thể hiện trong lễ tế của người dân.
Hoa: Sức ảnh hưởng của lễ tế Khổng Tử đã vượt qua giới hạn về dân tộc và khu vực, Khổng Miếu ở Bắc Kinh hiện nay bắt đầu xây dựng vào đời nhà Nguyên (từ năm 1279 đến năm 1368) do dân tộc Mông Cổ dựng lập. Ông Lý Vĩnh Khang nói:
Quyên: "Từ đời nhà Nguyên bắt đầu xây dựng Khổng Miếu ở Bắc Kinh. Hốt Tất Liệt muốn làm vua chính thống của Trung Quốc, một biểu hiện là dời nơi tế Khổng Tử đến Bắc Kinh."
Hoa: Trên cơ sở Khổng Miếu xây dựng vào đời nhà Nguyên, hai đời Minh và Thanh (từ năm 1368 đến năm 1911) không ngừng hoàn thiện, quy chế cũng không ngừng được nâng cao.
Quyên: Khổng Miếu Bắc Kinh hiện nay rộng khoảng 2,38 héc-ta, có các kiến trúc cao thấp không đều, tường đỏ, cây xanh và ngói vàng hình thành cảnh quan đẹp, phong cách hùng vĩ, tráng lệ, trang nghiêm.
Hoa: Trên trục đường chính có một kiến trúc quan trọng nhất, đó là điện Đại Thành, "Đại Thành" là xưng hô tôn kính nhất đối với Khổng Tử có ảnh hưởng lớn đối với văn hóa Trung Hoa.
Quyên: Cấp bậc của điện Đại Thành giống như hoàng cung, ở đây các vị vua cúi lạy bài vị của Khổng Tử. Trong điện này, ngoài bài vị Khổng Tử được đặt ở vị trí chính giữa ra, hai bên còn có bài vị của 16 vị thánh hiền Nho Giáo các triều đại.
Hoa: Khổng Miếu không những là nơi tổ chức lễ tế Khổng Tử, còn là một viện bảo tàng về lịch sử văn hóa Nho Giáo.
Quyên: Trong Trung Quốc cổ đại, chế độ quan trọng nhất là chế độ khoa cử, các Nho sinh trải qua các khâu tuyển lựa, thông qua khoa cử mới bước vào con đường làm quan, kỳ thi có cấp bậc cao nhất do vua đích thân chủ trì, thông thường 4 năm tổ chức 1 lần, Nho sinh thi đỗ khoa cử được gọi là tiến sĩ, đây là vinh dự cao nhất của Nho sinh cổ đại Trung Quốc.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |