![]( /mmsource/images/2011/10/14/69653da4d8a14ae6a264138789607b8e.jpg)
![]( /mmsource/images/2011/10/14/1a823925d65c45fab967923a7addc891.jpg)
Tây Tạng- nóc nhà thế giới là một miền đất thần kỳ đầy quyến rũ. Nhưng độ cao bình quân từ 4000 mét trở lên so với mặt biển, lượng ô-xi chưa tới 60% so với nội địa, do thiếu dưỡng khí dẫn tới phản ứng cao nguyên đã khiến biết bao người phải chùn bước.
Hai vợ chồng cụ Chu Chí Cường và Châu Cách Ninh đều là người Quảng Đông và đã gần 80 tuổi, họ rất thích đi các nơi du lịch. Năm 2008, vợ chồng cụ có ý định đi Tây Tạng chơi và rủ thêm hơn 10 người bạn cùng đi, nhưng cuối cùng khi đến đăng ký tại công ty du lịch thì chỉ còn lại có 3 người, nên chuyến đi đành phải gác lại. Năm nay, hai vợ chồng cụ đã hạ quyết tâm thực hiện chuyến đi này.
Trong chuyến đi Tây Tạng lần này, hai vợ chồng cụ Chu Chí Cường đã lựa chọn đi theo hành trình "Thiên lộ" trong truyền thuyết, tức tuyến đường sắt Quảng-Tạng, đáp tàu từ Quảng Châu đến La-sa với tổng hành trình dài 4980 km, phải đi mất 3 ngày 2 đêm, dọc đường phải đi qua 7 tỉnh và 1 khu tự trị, du khách không những được ngắm phong cảnh trên đường đi, mà còn có khá nhiều thời gian để thích ứng với khí hậu cao nguyên.
Đoạn đường sắt từ Cơ-ơ-mu đến La-sa bình quân cao hơn mặt biển từ 4000 mét trở lên, đây là đoạn đường mà du khách dễ xuất hiện phản ứng cao nguyên. Cụ Chu Chí Cường đã 79 tuổi nói, khi đoàn tàu đi qua Tây Ninh thì phần lớn du khách đều xuất hiện phản ứng cao nguyên như đau đầu, khó thở, sắc mặt tái xanh v.v., nhưng đều không nghiêm trọng. Khi đoàn tàu đi vào khu vực này, nhân viên phục vụ trên tàu sẽ nhắc nhở du khách chú ý những phản ứng trong cơ thể mình, kịp thời phát hiện những du khách có triệu chứng phản ứng để cấp phát bình dưỡng khí.
1 2