Cụ Vô Trung Thắng là nghệ sĩ có tuổi cao nhất trong đoàn, năm nay 81 tuổi, đối với mối lo âu của Trưởng đoàn, cụ lo lắng hơn. Cụ nói:
"Các cháu tốt nghiệp trường lớp, đều muốn đi kiếm tiền, trong thời gian học rối bóng, không những không có lương, còn phải mất nhiều thời gian, vì vậy người học ngày càng ít, tôi lo môn nghệ thuật này dần dần sẽ không có người kế thừa."
Thực ra, nghệ thuật rối bóng đứng trước nguy cơ thất truyền đã là chuyện thảo luận từ lâu, đây cũng là nguyên nhân thành lập Viện bảo tàng Phong tục dân gian, tức là tập trung bảo tồn các văn hóa dân gian. Ông Lưu Bằng Phi, Chủ nhiệm phòng tuyên giáo Viện bảo tàng cho biết, trước kia nếu không có biểu diễn, những nghệ sĩ già này đành phải nghỉ ở nhà, hiện nay viện bảo tàng mời họ đến biểu diễn ở đây, đã tạo một mặt bằng biểu diễn lâu dài cho họ.
Sau khi được cung cấp một sân khấu ổn định và lâu dài như vậy, Trưởng đoàn Khương Kiến Hợp cuối cùng đã thuyết phục con trai học rối bóng theo mình, để truyền nghề cho thế hệ sau.
Con trai của Trưởng đoàn tên là Khương Kim Ba, năm nay 18 tuổi, em Ba nói từ khi bắt đầu nhận thức em đã biết trong nhà có con rối, cho nên em không thấy quý hiếm. Trước khi theo bố học rối bóng, em Ba giống như các bạn cùng lứa tuổi làm công ở ngoài, chuyên điêu khắc con rối. Em Ba nói:
"Vì điêu khắc con rối kiếm tiền nhiều, học cũng nhanh. Chỉ cần học một năm đã có thể kiếm tiền, nhưng học rối bóng phải mất nhiều năm."
Đối với thiếu niên 18 tuổi sống trong môi trường hiện đại ngày nay, học một môn nghệ thuật có lịch sử hàng nghìn năm thật không dễ dàng chút nào.
Việc kế thừa và bảo tồn văn hóa liên quan tới tình hình phát triển và tương lai của dân tộc, ông Đoàn Tiên Niệm, Phó Thị trưởng thành phố Tây An chuyên trách công tác văn hóa cho biết, dù chỉ có vài người kế thừa nghệ thuật cổ truyền, chính quyền cũng sẽ dành sự hỗ trợ và trợ cấp tối đa cho họ. Hiện nay, vì điều kiện kinh tế thành phố Tây An có hạn, mỗi năm chỉ trợ cấp 4000 Nhân dân tệ cho người kế thừa nghệ thuật cổ truyền. Ông Đoàn Tiên Niệm thừa nhận khoản trợ cấp vẫn không đủ. Nhưng, nếu con cháu của người kế thừa cũng không sẵn sàng học nghề, thì vấn đề kế thừa phải tìm nguyên nhân từ bản thân. Ông Đoàn Tiên Niệm nói:
"Còn một nguyên nhân bản thân, di sản nào cũng phải phục vụ cuộc sống hiện đại, nếu không thể phục vụ cuộc sống hiện đại, thì không có lối thoát. Là nghệ sĩ dân gian, phải nghĩ cách kế thừa, trước tiên phải làm cho con cháu mình yêu thích, phải hấp thu nguyên tố thời thượng, phải có tiến bộ, phải có sáng tạo."
Dù thế nào đi nữa, là người kế thừa rối bóng trẻ nhất, em Khương Kim Ba đã có thể độc lập điều khiển con rối trong khi biểu diễn. Em Ba từng muốn học nhiếp ảnh, nhưng sau khi được bố thuyết phục, em đã quyết định học rối bóng trước, tuy em vẫn chưa xác định đối với tương lai, nhưng em cảm thấy có trách nhiệm đóng góp cho việc kế thừa rối bóng, để môn nghệ thuật có lịch sử lâu đời này sẽ thể hiện sức sống mới vào một ngày gần đây.
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |