Chị Quan Kim Phương không phải là diễn viên chuyên nghiệp, nhưng là người kế thừa làn điệu dân ca "Tán Đạt Nhân". Năm 2008, làn điệu dân ca của dân tộc Ơ-luân-xuân này được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Ông Trương Khánh Thiện, Phó Chủ nhiệm thường trực Trung tâm Bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể Trung Quốc, người phụ trách hoạt động biểu diễn mang tính toàn quốc này cho biết, phần lớn diễn viên tham gia hoạt động biểu diễn lần này đều là nông dân hoặc nghệ sĩ dân gian bình thường, họ thể hiện nghệ thuật nguyên sơ, trong đó có những nội dung mà những người lâu nay chuyên môn nghiên cứu di sản văn hóa phi vật thể như ông cũng chưa hề biết được. Ông Trương Khánh Thiện nói:
"Trung Quốc có 55 dân tộc thiểu số, lần này có 20 dân tộc thiểu số gồm dân tộc Hồi, Mãn, Mèo v.v tham gia. Các nghệ sĩ dân gian đến từ cơ sở đến đây biểu diễn nghệ thuật đặc sắc của dân tộc mình, không phải là nghệ thuật tự sáng tác. Trong hoạt động biểu diễn lần này có nhiều nội dung biểu diễn hết sức sinh động, hấp dẫn mà tôi chưa hề biết, những môn nghệ thuật bắt rễ trong dân gian. Mỗi tiết mục dân gian đến Bắc Kinh biểu diễn một lần, không những sẽ nâng cao sức ảnh hưởng và tiếng tăm, mà còn sẽ khích lệ mạnh mẽ các nghệ sĩ dân gian."
Kể từ năm 2006, dự án bảo tồn, kế thừa và phổ biến di sản văn hóa phi vật thể bắt đầu được đưa vào Quy hoạch công tác của chính quyền các cấp. Chính phủ Trung ương và chính quyền địa phương lần lượt ấn định quy hoạch bảo tồn, tài trợ người kế thừa, đào tạo nhân tài, để những văn hóa quý báu rải rác trong dân gian, ít người biết được truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Ông Kim Minh Xuân, người kế thừa vũ điệu Nông Nhạc dân tộc Triều Tiên đến từ miền đông-bắc Trung Quốc cho biết, biểu diễn ở các địa phương là một trong những phương thức quảng bá nghệ thuật của họ. Theo ông, để vũ điệu Nông Nhạc truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, điều then chốt là phải đào tạo nhân tài kế thừa, trẻ em yêu thích môn nghệ thuật này, hiểu biết và thưởng thức làn điệu và vũ điệu kế thừa trong hàng trăm năm của tổ tiên, như vậy, nghệ thuật mới có thể tràn đầy sức sống bừng bừng. Ông Kim Minh Xuân nói, hiện nay tình hình này đã được cải thiện rất nhiều, họ đang triển khai chương trình đào tạo nhân tài theo kế hoạch. Ông nói:
"Bắt đầu từ năm ngoái, chúng tôi đã thành lập trung tâm đào tạo giáo dục dành cho các lứa tuổi và tầng lớp khác nhau. Hiện nay có nhiều học viên đang học tập, ở trường mầm non có 50-60 học viên, tiểu học có 200-300 học viên, trung học cơ sở có khoảng 200 học viên. Không những huyện Uông Thanh chúng tôi có kế hoạch đào tạo như vậy, mà 7 huyện khác của Diên Biên cũng đều đang áp dụng biện pháp để kế thừa và phát triển vũ điệu Nông Nhạc."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |