Ở các địa phương Trung Quốc, từ đầu năm đến cuối năm, nhất là trong thời gian lễ tết diễn ra rất nhiều lễ hội các loại. Cùng gia đình và bạn bè trẩy hội, mua đặc sản các địa phương, thưởng thức món ăn đặc sắc, thưởng thức chương trình biểu diễn ngoài trời, thật là sôi nổi và thú vị. Hiện nay, cùng với phương thức vui chơi giải trí trở nên đa nguyên hóa, sức cuốn hút của lễ hội đã có phần suy giảm, điều này khiến học giả phong tục dân gian và nhân sĩ giới văn hóa rất lo lắng, họ hy vọng thông qua đổi mới và hợp tác, thu hút ngày càng nhiều người tiếp cận với lễ hội truyền thống Trung Quốc. Mới đây, hàng trăm nhân sĩ giới văn hóa đã tham gia Diễn đàn Văn hóa Lễ hội Trung Quốc lần đầu tiên triệu tập tại Bắc Kinh, thảo luận về vấn đề này.
Lễ hội Trung Quốc đã có lịch sử mấy nghìn năm, lễ hội được coi là hoá thạch sống của phong tục tập quán dân gian Trung Quốc, là liên hoan carnival của người dân Trung Quốc. Ban đầu, lễ hội chỉ là hoạt động tổ chức lễ tế thần linh, cùng với xã hội phát triển, tăng dần các nội dung như giao dịch hàng hóa, biểu diễn văn hóa v.v. ông Lục Địa, Giáo sư trường Đại học Bắc Kinh, Phó Giám đốc Hội nghiên cứu lễ tết thuộc Hiệp hội nghệ sĩ dân gian Trung Quốc cho biết:
"Lễ hội chứa đựng nội dung văn hóa truyền thống, nghệ thuật và kinh tế Trung Quốc, đã có lịch sử mấy nghìn năm ở Trung Quốc. Những người có tuổi đều có ấn tượng sâu sắc đối với lễ hội. Trong quá trình phát triển xã hội, lịch sử, văn hóa, kinh tế và nghệ thuật của Trung Quốc, lễ hội đều chiếm giữ vị trí đặc biệt và đóng vai trò đặc biệt."
Ở núi Thái Sơn, tỉnh Sơn Đông—điểm đến du lịch nổi tiếng ở miền đông Trung Quốc, có một lễ hội có lịch sử lâu đời, vì núi Thái Sơn cũng được gọi là "Đông Nhạc", nên lễ hội được đặt tên là Lễ hội Đông Nhạc. Lễ hội Đông Nhạc được tổ chức vào tháng 3 âm lịch hàng năm, lúc đầu chỉ nhằm mục đích đón chào ngày sinh của thần núi Thái Sơn. Lễ hội này trở thành hoạt động quy mô vào thế kỷ thứ 10 công nguyên, rất có ảnh hưởng ở Trung Quốc thời đó. Tài liệu lịch sử ghi chép, thương nhân, người đến hành hương, nghệ nhân và võ sĩ đến từ các địa phương Trung Quốc sum họp tại lễ hội này. Tuy hiện nay lễ hội không hoành tráng như ngày xưa, nhưng Lễ hội Đông Nhạc đã có sự thay đổi mới sau khi được thiết kế lại, nổi bật nội dung văn hóa truyền thống. Bà Trịnh Bành, người phụ trách ban tổ chức lễ hội nói:
"Năm ngoái, Lễ hội Đông Nhạc được thiết kế lại, lần đầu tiên đưa ra linh vật của lễ hội để xây dựng thương hiệu văn hóa. Linh vật của lễ hội là bốn đứa trẻ Thái Sơn, lần lượt là Bình Bình, An An, Thuận Thuận, Đương Đương. Chúng tôi còn tổ chức diễn đàn văn hóa, sắp xếp nhiều hoạt động như hoạt động tôn giáo, hoạt động thương mại, hoạt động vui chơi giải trí. Ngoài ra, chúng tôi còn hợp tác với nhà bảo tàng, đưa ra triển lãm tác phẩm chọn lọc. Các hoạt động của chúng tôi rất toàn diện."
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |