Dự đoán trước được cuộc chiến đấu chống Mỹ sẽ hết sức cam go ác liệt, giặc Mỹ sẽ tập trung đánh vào cơ quan phát thanh Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam do ông Trần Lâm làm Giám đốc đã liên hệ với Đài Phát thanh Nhân dân Trung ương Trung Quốc do ông Mai Ích làm Giám đốc giúp đỡ để cho Đài Tiếng nói Việt Nam có một cơ sở dự phòng ở Vân Nam Trung Quốc. Quả như cảnh giác, 12 ngày đêm cuối năm 1972 thế kỷ trước, giặc Mỹ điên cuồng leo thang đánh phá, máy bay giặc Mỹ đã đánh trúng vào cột anten phát sóng Mễ Trì của Đài Tiếng nói Việt Nam, nhưng ngay lập tức sóng Đài Tiếng nói Việt Nam lại được phát lên từ trên lãnh thổ Trung Quốc. Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, phía Trung Quốc còn giúp Đài Tiếng nói Việt Nam xây dựng thêm cơ sở mới để tăng thêm sức mạnh sóng phát. Kỷ niệm sâu sắc này đã được ông Trần Lâm - nguyên Chủ nhiệm UB PTTH Việt Nam kiêm Tổng giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam kể lại với phóng viên Lệ Quyên, Phi Yến và Phương Hoa nhân chuyến đi thăm câu lạc bộ Hoàng Thiên ở số 5, phố Trần Phú, Hà Nội vào dịp cuối mùa xuân năm 2004. Trong lần trò chuyện đó, ông Trần Lâm vô cùng xúc động bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến toàn bộ cán bộ công nhân viên của đài Trung ương Trung Quốc, trong đó có Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc ngày nay. Ông Trần Lâm cũng đã bày tỏ lòng khâm phục trước sự lớn mạnh của Đài Trung ương Trung Quốc, sự lớn mạnh và phát triển không ngừng đã có đóng góp xứng đáng của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc vào sự phát triển mạnh mẽ trên mọi mặt của đất nước Trung Hoa vĩ đại. Tính đến nay, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã có quy mô đồ sộ, với 61 thứ tiếng phát thanh sóng tới mọi châu lục.
Thời gian gần đây, do nhu cầu và nhiệm vụ chính trị, kinh tế, Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc đã có những cải tiến phù hợp thực tế hơn. Trong mỗi chương trình phát sóng, tiết mục đã gắn kết được Việt Nam với ASEN, lồng ghép "Cầu vồng hữu nghị" thành "Nối vòng tay hữu nghị" thông tin đa dạng phong phú, giúp bạn nghe đài Việt Nam nắm bắt thêm được cả tình hình khối ASEN. Tiết mục "Hộp thư Ngọc Ánh" ngày càng được cải tiến đổi mới hấp dẫn hơn, thu hút được đông đảo bạn nghe đài hơn, làm cho đài gần gũi hơn với người nghe, gây được tình cảm niềm tin yêu hơn của người nghe. Phải thừa nhận một điều rằng, "Hộp thư Ngọc Ánh" và "Nối vòng tay hữu nghị", hoặc như "Chung quanh chúng ta", "Văn nghệ cuối tuần" .v.v… đều đã gắn kết được người nghe với nhau, gắn kết được người biên tập với người nghe, người nghe đài có thể coi chương trình như là một "sân chơi" chung, tạo cho người nghe đài sự cẩm thông hiểu biết lẫn nhau, gần gũi hấp dẫn gắn bó nhau hơn. Đây là điều khó có đài phát thanh nào làm nổi.
Tôi đã đọc tiểu thuyết "Chết mòn" của Nga, trong đó có câu vẫn in đậm trong lòng người đọc là "Anh chỉ có giá trị khi người khác cần đến". Liên tưởng với các tiết mục vừa đề cập trên, thì rõ ràng, các tiết mục của chương trình phát thanh tiếng Việt của Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc rất có giá trị, rất có sức lôi cuốn, làm cho người nghe đài có nhận thức là cần thiết phải nghe đài, nghe đài để nắm bắt thông tin, học tập kiến thức và thông qua đài để gửi gắm những tâm sự của chính mình tới cho bầu bạn, mong muốn người biên tập biết chia sẻ với mình tình cảm niềm vui nỗi buồn, và về phía nhà đài cũng thông qua đó mà hướng hành động đối với người nghe, đúng với vai trò nhiệm vụ tuyên truyền là một tờ báo nói.
Từ ngày nghỉ hưu, tôi thành lập Câu lạc bộ Hoàng Thiên, tổ chức dạy tiếng Trung Quốc và tổ chức cho học viên thường xuyên nghe Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc. Học viên Câu lạc bộ có đủ mọi lứa tuổi, mọi đối tượng, học sinh phổ thông có, cán bộ công nhân viên có, nhà buôn có, người già có, trẻ nhỏ đang học tiểu học có...Người học Hán ngữ vì những mục đích riêng mình. Học sinh phổ thông học để thi vào đại học hoặc du học Trung Quốc, công nhân học để giao tiếp công việc, người buôn bán học để phục vụ kinh doanh. Câu lạc bộ Hoàng Thiên đã trải qua lắm gian nan, tìm tới nhiều nơi để tổ chức câu lạc bộ tiếng Hoa, thành công có, thất bại có. Hiện nay, Câu lạc bộ bám trụ ở phía nam huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nơi đây là khu kinh tế mở, nhu cầu tiếng Hán nhiều hơn các nơi khác, cũng chính vì thế mà việc tổ chức không mấy khó khăn. Hiện giờ, học viên CLB đông dần lên mỗi ngày, ngày nào cũng có người tìm tới đăng ký theo học. CLB đã buộc phải tự đào tạo lấy giáo viên lên lớp theo tinh thần "Nhất tự vi sư bán tự vi sư".
Hoạt động Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Trung Quốc-Việt Nam lần thứ 18 đã diễn ra tại Hà Nội, Việt Nam 2018/08/15 |
Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam tổ chức Lễ trao học bổng Chính phủ Trung Quốc năm 2018 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
v Phương tiện truyền thông Triều Tiên chứng thực cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều sẽ diễn ra tại Bình Nhưỡng vào tháng 9 2018/08/15 |
v Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết có năng lực chống lại "sự tấn công" đối với nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ 2018/08/14 |
v FedEx mở đường bay mới liên kết Trung Quốc và Việt Nam 2018/08/14 |
v Số người gặp nạn trong trận động đất xảy ra ở đảo Lôm-bốc In-đô-nê-xi-a tăng lên 436 2018/08/14 |
Xem tiếp>> |
© China Radio International.CRI. All Rights Reserved. 16A Shijingshan Road, Beijing, China. 100040 |